Page 218 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 218
có thể dùng cho cả đàn ông lẫn đàn bà), còn lại đều là phụ nữ. Hướng cái nhìn
trần thuật về phía người nghèo đã là nhân đạo song tập trung vào phụ nữ lại là
một lần nhân đạo nữa của Thạch Lam. Người phụ nữ của Thạch Lam, vẫn mang
nhữtig đặc điểm tốt đẹp của phụ nữ truyền thống như nhẫn nại, hi sinh, giàu lòng
vị tha... song họ là những con người hiện đại vì không chỉ biết ước mơ mà còn dám
chờ đợi ước mơ đó. Chờ đợi sự đổi đời. Ý nghĩa tích cực từ cách nhìn này đã khiến
thiên truyện tràn đầy niềm tin, lạc quan, sức sống...
Tuy bóng tối là hình ảnh kết tác phẩm song cũng như nét nghệ thuật mà bóng
tối đảm nhận trong toàn thiên truyện, chỉ là cái nền để xuất hiện ánh sáng ví như
bầu trời đêm tối thẳm để toả sáng những vì sao, không gian tối đen để đom đóm
nhấp nháy sáng. Và dẫu cho ngay khi “không còn” đom đóm nữa, ngay khi Liên
phải “vặn nhỏ ngọn đèn” xuống để đi ngủ thì cảm giác về ánh sáng trong Liên vẫn
chưa tắt: “Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế
giới quanh mình, mờ mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự
xa xôi không biết như chiếc đèn con của chi Tí chl chiếu sáng một vùng đất nhỏ”.
Tác phẩm kết thúc khi Liên ngừng quan'sát, suy ngắm và giấc ngủ yên bình đến;
“Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc
ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ộ trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”.
Khó có thể khẳng định Liêrt hạnh phúc khi chuyến tàu đến và cũng khó có thể
bảo Liên thất vọng khi chuyến tàu qua. cảm xức Liên tồn tại đâu đó giữa hai trạng
thái tâm lí này. Và ngay cả cắi kết của tác phẩm vẫn không cho ta hay biết gì về
số phận của chị em Liên ở thựồ tại hay tương lai. Thạch Lam vừa khẳng định giấc
mơ yên tĩnh (điệp yên ữnh hái lần) song ngay sau đó lại so sánh với bóng đêm với
hai tính chất: tịch mịch và đầy bóng tối. Các tính chất, trạng thái, sự kiện,... luôn
được đặt trong thế đối trọhg, cùng chiều hoặc ngược chiều này không nhằm để
khẳng định cụ thể điều gì cả. Người đọc vừa được sống trong môi trường bình yên
phút chốc được chuyển sang ngay môi trường biến động, ngột ngạt. Tài tình của
Thạch Lam là đánh thức một lúc nhiều xúc cảm trong hồn người, ông để lương tri
con người tự dẫn dắt đến kết cuộc của hành trình tự sự. ông không kể, không tuyên
ngôn bất cứ điều gì to tát nhưng hình tượng của ông nói với chúng ta vô vàn điều từ
cuộc sống thường nhật nơi phố huyện kia.
Phố huyện ỏ trong mắt hai đứa trẻ. ấn tượng của chúng về phổ huyện là ngườ
nghèo, người ngày một thưa thớt; là bóng đêm, là đủ loại ánh đèn như cố cưỡng lạ
cái bóng đêm câm lặng đó. Nhưng ấn tượng phố huyện trong ta là kết tinh của mọ
ấn tượng trong Liên và An, ấn tượng ánh sáng, cho dù ánh sáng ấy vẫn phải tuân
theo quy luật khách quan của sự luân phiên ánh sáng - bóng tối song bằng ý thức
chủ quan đầy sáng tạo và nhân đạo của mình, Thạch Lam bắt bóng tối phải phục
tùng ánh sáng, làm nền cho ánh sáng nfC rơ hơn.
Cảm nhận về không gian đêm của Liên nơi phố huyện quê hương cô là cảm
217