Page 231 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 231

rằng trong xã hội ấy Chí Phèo không phải là cá biệt.
           Ba cuộc đời trong quá  khứ đó tạo ra  ba tầng truyện  hay ba tuyến cốt truyện;
       truyện về Năm Thọ, truyện về Binh Chức và truyện về Chí Phèo.  Ngoài ra, truyện
       còn có Tự Lãng sống một mình vì con gái chửa hoang bỏ lão mà đi.  Nguyên nhân
       dẫn đến các cảnh đời  bi thương của  họ ít  nhiều đều xuất phát từ chuyện đàn bà.
       Năm Thọ thì  đưa  vợ con  ra  làm  cái  cớ để  uy  hiếp  Bá  Kiến;  kẻ  dám  giết vợ con
       mình thì đâu có chùn tay trước người  khác.  Binh Chức thì cũng  đưa  vợ con ra đe
       dọa  Bá Kiến.  Nhưng  lí do thì  khác vói Nàm Thọ.  Binh Chức ngầm đổ tội  Bá  Kiến
       tiêu tiền của  mình gửí về cho vợ.  Bá  Kiến phải nhượng bộ.  Chí Phèo thì lại là nạn
       nhân của Bá Kiến, ông ta ghen Chí vì Chí bị bà Ba bắt bóp đùi.  Như thế nền tảng
       của  cốt truyện  hay của xung đột cơ bản của  Chí Phèo là  chuyện tranh nhau đàn
       bà.  Từ mối hằn học giống này mới  nảy sinh ra  những xung đột sau  đó.  Dần dần
       các xung đột xã  hội  hiện  lên. Đây là điểm đặc biệt trong xung đột của  Chí Phèo.
       Nó giải thích tại sao  khi  nhũmg  quan  hệ xã  hội  đã thay đổi thì  Chí Phèo vẫn còn
       được tiếp tục đón đọc.
           2. Cấu trúc chiều sâu
           Đến đây chúng tôi đã chạm đến một trong hai bản năng gốc mà lí thuyết phân
       tâm  học  của  Phrớt từng  nói  đến:  bản  nàng tính  dục và  bản  năng xâm  hại.  Bản
       năng tính dục về cơ bản liên quan đến tình yêu và sau đó là chuyện chăn gối còn
       bản năng xâm hại thường liên quan đến chiến tranh và bạo lực. Để thực hiện được
       hai  bản  năng  này thì  người  đó  phải thực sự sung  mãn về thể lực.  Phrớt cho rằng
       hai bản năng luôn thường trực trong vô thức này chi phối rất mạnh mẽ mọi hành vi
       ứng  xử ý  thức  của  con  người.  Đọc  Chí Phèo,  ta  thấy  tất  cả  xung  đột  hay  bước
       ngoặt của  diễn  biến tâm  lí,  hành động  nhân vật đồng thòi  cũng  là  bước đột biến
       của cốt truyện... cũng đều quy tụ đến chuyện bản năng. Nhiều lấn trong tác phẩm,
       Nam  Cao  để cho  Chí  Phèo ý thức  được  nền tảng  của  các  bản  năng:  "Muốn  ác,
       phải  là  kẻ  mạnh",  "Người  ta  hay  hối  hận  về  tội  ác  khi  không  còn  đủ sức  mà  ác
       nữa"...  Ngay đến Thị  Nỏ, tác giả cũng đặt giả định về khoái lạc của xác thịt:  "Dầu
       sao cũng  đã  ăn  nằm  với  nhau!  ăn  nằm  với  nhau  như vợ chồng.  Tiếng  vợ chồng
       thấy ngưỡng ngượng mà thinh thích. Đó vẫn là điều mong muốn âm thầm của con
       người khốn  nạn ấy chăng? Hay là sự khoái lạc của xác thịt đã làm nổi dậy những
       tính tình  mà thị chưa  bao  giờ  biết?".  Ngay cả  đến  miêu tả  cảnh  vật,  cái  nhìn của
       người  kể cũng  gợi  lên  cảm  giác  khao khát tính  dục:  "Những  đêm  trăng  như đêm
       nay, cái vườn phăng ngổn ngang những bóng chuối đen như những cái áo nhuộm
       vắt tung trên bãi. Và những tàu chuối nằm ngửa, ưỡn cong lên hứng lấy trăng xanh
       rời  rợi  như là  ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giẫy lên đành đạch  như là  hứng
       tình".  Có thể  nói ý thức về  bản  năng  là  nguyên  nhân trực tiếp  dẫn  đến các xung
       đột giữa  các  nhân  vật.  Thông  qua  các mâu thuẫn có tính  chất cá  nhân về giống
       này, thực trạng xã hội và những mâu thuẫn giai cấp mới có điều kiện bộc lộ.



       230
   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236