Page 232 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 232

2.1.  “Muốn ác, phải là kẻ mạnh”
        Nếu Chí Phèo chỉ chuyên tâm làm canh điền cho nhà  Lí Kiến (lúc đó Bá Kiến
    hãy còn là Lí Kiến) thì chẳng thể nào có chuyện bị Lí Kiến cho đi tù. Tuy nhiên, cơ
    sự xảy  ra  không  phải  do  Chí  mà  do chính  bà  Ba,  người  đàn  bà  mạnh  bạo,  đầy
    nhục dục.  Nhưng chỗ này ta cũng đừng nên trách quá nặng người đàn bà ấy.  Nếu
    có trách thì  nên trách cái thể chế phong kiến khuynh nam kia.  Bà Ba về làm vợ Lí
    Kiến  khi  Lí Kiến tuổi đã cao mà  lại có đến những  ba  bà vợ,  Chuyện đam  mê xác
    thịt đối với phụ  nữ là chuyện cấm kị đối với nhiều quốc gia  phương Đông.  Do vậy,
    không chỉ thời xưa  mà  ngay cả  bây giờ vẫn thế, các nhà  phê bình luôn đứng trên
    cái nhìn đàn ông thủ cựu để phê phán bà Ba chứ có mấy ai đặt mình vào vi trí của
    người phụ nữ ấy để thông cảm cho nỗi niềm kia.  Do vậy, việc Lí Kiến tống Chí vào
    tù không chỉ gây nên bất hạnh cho đời Chí mà còn cho cả bà Ba.
        Nhưng câu chuyện không đặt trọng tâm vào khả năng tình dục của người phụ
    nữ ấy mà hướng vào Chí. Vì sự ghen tuông của Lí Kiến mà Chí Phèo đã bị đổi đời.
    Có thể nói Chí Phèo oan trong chuyện với bà Ba nhưng cũng rất có thể Chí Phèo
    chẳng oan chút nào.  Mà cho dù có thê nào đi nữa  (bởi Nam Cao rất khôn khéo ỏ
    chỗ này,  ông chỉ miêu tả Chí Phèo thấy nhục hơn là thích còn Chí có quan hệ với
    bà Ba hay không thì người đọc chẳng thể nào biết) thì Lí Kiến cũng là kẻ mang lại
    bất hạnh cho người  khác.  Mới hay người đời thường dùng quyền chung để trục lợi
    cá  nhân.  Trong trường  hợp  Chí,  Lí Kiến  đã  nhổ được cái gai trong  mắt.  Con  đực
    mạnh hơn  đã xàm hại được  kẻ yếu.  Cái mạnh của  Lí Kiến trước Chí Phèo không
    phải là cái mạnh của thể xác mà mạnh về sự khôn khéo, mạnh về địa vị xà hội'. Xà
    hội cho phép Lí Kiến đứng cao hơn Chí. Đây là cơ sở để tác giả đan cài các vấn đề
    thuộc về bản năng và các vấn đề thuộc về xã hội. Con đực thống soái (Lí Kiến) đã
    khuất phục được Chí Phèo, gây nên trong Chí cài sợ cổ hữu (trước Lí Kiến) là nhờ
    xã hội thực dân nửa phong kiến cho ông ta uy thế đó.
        Chí Phèo không chỉ là chuyện xâm hại,  áp bức mà còn là chuyện báo thù và
    chuyện  kẻ báo thù bị lợi dụng.  Trong  sô  ba  nhân vật,  trừ Năm  Thọ,  còn  lại  Binh
    Chức và Chí Phèo là  những kẻ báo thù.  Không  phải  họ mạnh hơn  Bá  Kiến  mà  là
    tình thê đẩy  họ đến  cùng  đường  nên  họ  buộc  phải  vùng  lên  để tìm  đường  sống.
    Bản năng sống của còn  người sẽ mạnh hơn tất cả,  mạnh  hơn  ngay chính kẻ xâm
    hại họ. Thế là một sự hoán vị xảy ra:  Bá Kiến, kẻ xâm hại trỏ thành kẻ bị xắm hại.
    Đây  là  chuyện  thường  tình.  Sự đổi  ngôi  thống  trị  không  phải  là  điều  hiếm  thấy
    trong cộng đồng. Nhưng cả Binh Chức lẫn Chí Phèo không phải thực sự là kẻ xâm
    hại.  Bản  thân  họ  không thể  mạnh  hơn  Bá  Kiến.  Do vậy,  họ  phải  mượn  một  sức
    mạnh từ bên ngoài chứ không phải từ bản chất của họ. Điều này dễ nhận thấy qua
    việc mỗi khi Chí Phèo thi hành một phi vụ thì trước hết anh ta  phải uống cho thật
    say. Thế rồi con ma men quái ác thay Chí làm mọi điều tội lỗi.
       Nhưng  Bá  Kiến  đâu  phải  tay vừa.  Quá  quen  thuộc  với  những  tay  đầu  bướu
   đầu bò bất đắc dĩ ấy bấy lâu, ông ta đã nắm được thóp của họ.  Bằng đồng tiền và

                                                                          231
   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237