Page 233 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 233
thủ đoạn mềm nắn rắn buông, ông ta đưa họ vào quỹ đạo: gây tội lỗi, xâm hại
người khác ngoài mình. Thì ra, đồng tiền và quyền lực là hai sức mạnh vô song
không chỉ với Pa-ri thượng lưu trong Tấn trò đời của Ban-dắc (Banzac) hay Luân-
đôn trong Hội chợ phù hoa của Thác-cơ-rây (Thackeray) mà còn bộc lộ tại một
làng quê hẻo lánh xa chốn thị thành của Nam Cao. Bá Kiến đã điều tiết được sức
mạnh xâm hại đó. Dần dần kẻ xâm hại bị biến thành kẻ bị xàm hại hoặc kẻ tự xâm
hại mình. Rốt cuộc, Bá Kiến đã xâm hại Binh Chức, Chí Phèo đến hai lần.
Nhưng Năm Thọ và Binh Chức thì chẳng trừng trị được Bá Kiến. Có thể họ
không phát hiện ra chân tướng của ông ta. Còn Chí Phèo thì khác. Anh ta hiểu mọi
nhẽ, kể cả việc không thể nào tìm được sự bình yên giữa cõi đời khi hoàn lương.
Động lực thúc đẩy Chí quay về nẻo thiện không phải do giác ngộ một lí tưởng sống
nào đó mà do sự đánh thức bản năng người trong Chí. Đầu mối của sự thức tỉnh
đó lại cũng là một người đàn bà, người đánh thức khoái cảm đàn ông trong Chí.
2.2. “Thị kiêu ngạo vì đã cứu sống cho một người”
Trong tác phẩm, đời Chí xê dịch và biến thiên cơ bản bỏi tay hai người phụ nữ
này (chưa kể người đã sinh ra ChO- Thoạt tiên là bỏi bà Ba dâm dật và sau cùng là
bởi Thị Nở dở hơi. Sự kết hợp vói hai người phụ nữ bất bình thường là dấu hiệu cho
thấy bi kịch của đời Chí. Với bà Ba, Chí rơi vào đường tù tội. Với Thị Nở, Chí lại
được làm người, ở hai chặng của cuộc đời, Chí được người kể nhấn mạnh đến sự
tự ý thức của nhân vật. Với bà Ba, Chí thấy nhục. Với Thị Nở, Chí muốn sống,
muốn làm lại cuộc đời. Nhưng cho dẫu sự nhận thức có được nhấn mạnh đến đâu
chăng nữa thì bao giờ cuộc đời Chí cũng phát triển theo chiều ngược lại:
- Ý thức về nhân phẩm (cảm thấy nhục khi bóp đùi bà Ba) thì bị tống vào tù.
- Khao khát hoà nhập cộng đồng (muôn lấy Thị Nở, xao xuyến khi nghe tiếng
người trên đê) thì phải tự sát.
Bi kịch của Chí Phèo trên bề mặt vì thê là bi kịch của nhận thức mà sự bê tắc
trong hành động dẫn đến cái chết đầy bạo lực cuối truyện là đỉnh điểm. Bi kịch đó
bị chi phối ỏ tầng sâu là sự thức tỉnh nhân cách mà cú huých để nhân cách, lương
tri Chí sống lại là cú huých đến từ sự thức tỉnh bản năng tính dục. Nếu không có
cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Chí và Thị Nở bên bờ sông hôm đó thì chẳng thể nào có
được một Chí Phèo có khả nàng khóc. Bởi khóc là dấu hiệu chính xác nhất của sự
khôi phục nhân tính. Trước đây, Huy-gô cũng đã sử dụng chi tiết này để khắc hoạ
nhân vật thằng gù Ca-di-mô-đô trong Nhà thờ Đức bà Pa-ri. Chí Phèo cũng có
xuất xứ giống thằng gù, một đứa bé bị bỏ rơi.
Môtíp nhân vật trẻ thơ bị bỏ rơi trong truyện cổ về sau thường được xác nhận
(qua những tín hiệu người bỏ rơi cô tình để lại bên nó như tấm khăn, đôi giày
chẳng hạn) là con của một gia đình quý phái, giàu có thậm chí là thuộc hoàng tộc.
Cuối cùng những đứa bé đó đều có kết cục hạnh phúc và người nuôi nấng chúng
vì thê cũng sẽ sung sướng theo. Đây là kiểu truyện nhằm để giáo huấn lòng độ
232