Page 110 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 110
thịt và sự cảm hiểu, thẩm thấu sâu xa linh hồn văn hoá dân gian đã giúp Hoàng
Cầm viết lên được những câu thơ đẹp như thế này về dòng tranh làng Hồ truyền
thống;
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Chỉ bằng một vài nét, nhà thơ đã làm sống động những đặc sắc nhất của
dòng tranh Đông Hồ- dòng tranh dân gian lâu đời của dân tộc, từ đề tài (những đề
tài quen thuộc, gần với cuộc sống bình dị của người dân như hứng dừa, đánh
ghen, gà lợn, đám cưói chuột...) cho đến chất liệu (giấy điệp), từ nét vẽ ‘lươi trong”
nhẹ nhàng, tinh tế cho đến màu sắc, đến thần thái và linh hồn của những bức
tranh. Ba chữ “màu dàn tộd’ vừa đúng về nghĩa đen (tranh làng Hồ được vẽ bằng
những chất màu tự nhiên, dân dã, lấy từ cây cỏ, đời sống bình dị như màu đen của
than bùn, màu vàng của nghệ, màu xanh của chàm, màu nâu của củ nâu... ), lại
vùa có ý nghĩa biểu tượng sâu xa (những bức tranh làng Hổ ẩn chứa và toả sáng
vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam, những con người yêu thanh bình, luôn
mơ ước một cuộc sống ấm no, lành mạnh, vui cười...).
Thế nhưng, những vẻ đẹp nên thơ, thanh bình đó đã bị tàn phá dưới gót giày
của kẻ thù. Những câu thơ đang trải dài trong một giai điệu ngọt ngào, mềm mại
chợt thu ngắn lại, tắc nghẹn trong một nỗi đau uất hận:
Qué hương ta tử ngày khủng khiếp
Giặc kéo lén ngùn ngự lửa hung tàn
Ruộng ta khô /
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưõi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Quê hương chìm trong máu lửa, con người cũng tan tác, chia lìa. Hiện thực
trong tranh cũng là hiện thực của đời sống được tái hiện trong những câu thơ “xuất
thần” :
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bày giờ tan tác về đâu
Những câu thơ trào ra từ niềm xót đau, nhớ tiếc khôn cùng của thi nhân!
Dường như ở đây, cái thực và cái ảo đã mờ nhoè, trộn lẫn, hoà nhập vào nhau.
Cuộc sống ngoài đời đi vào trong tranh và từ trong tranh bước ra ngoài đời. Cái
109