Page 322 - Lý Thường Kiệt
P. 322

vì DÂN - VÌ ĐẠO


        Sau đây là cảnh chùa, khi đã hoàji thành.
        "Chùa ở phía nam núi. Trai phòng ở hai bên. Tượng đức Phật Như Lai
    sơn vàng,  ngồi  cao  trên  tòa  sen,  nổi  lên  trên  mặt  nước.  Trên  tường xung
    quanh, vẽ mười sáu La Hán và các biến tướng, thiên hình vạn trạng. Không
    thể kể xiết.
        Sau chùa, xây bảo tháp, đặt tên là tháp Chiêu Ăn. Tháp cao chín từng,
    đều trương bày lưới. Bốn mặt mở cửa, xung quanh có bao lơn. Bốn góc treo
    chiêng vàng,  rung trước  gió,  cùng chim  núi  kêu  êm;  phía  trước  dựng cột
    biểu, ánh bóng mai, cùng tượng vàng chói sáng. Bao lơn quanh bọc, hoa cỏ
    đầy thềm. Trước có cửa chính,  dựng để treo chuông.  Chày kình gõ đánh,

    tiếng chuyển bay xa:  thức kẻ  mê,  phá kẻ  tục,  khuyên kẻ  thiện, răn kẻ  ác.
    Trước cửa một đường thẳng xuống sông. Hai bên có rãnh nước; trời mưa thì
    nước  chảy  theo  mà  xuống.  Kề  sông  có  một  đình  nhỏ.  Thường  thường,
    thuyền bè qua lại, dừng đó nghỉ ngơi. Hoặc Chiêm Thành, Chân Lạp sang
    sứ, tới đó mà quỳ gối quy y. Hoặc nước lạ, đất xa về chầu, qua đó cũng cúi
    mình rạp trán" (LX).
        Thật vậy, chùa ở trên đường xung yếu bấy giờ. Từ nam tới, thuyền qua
    sông Mã, sông Lèn, qua trước chùa  Linh Xứng, đến  sông Hội Thủy,  sang
    Tống Giang và ra cửa Thần Phù, để tới Thăng Long.

        Lúc lạc thành, có lập hội. Các sư tụ tập rất đông.
        Lý Thường Kiệt có người cháu gái họ (có lẽ con Lý Thường Hiến), tên là
    Lý Thị Cậu, lấy Vãn Thị hiệu là Sùng Chân xử sĩ. Bà cũng quy Phật, hiệu là
    Bà Di Diệu Tính. Bà sinh được ba trai. Người đầu theo đạo Nho, tên là Văn
    Hai, tự là Bành Tổ. Hai con sau theo đạo Phật: là sư Viên Giác hiệu Pháp Trí,
    và  sư Minh Ngộ hiệu Pháp Tư.  Hai người này xuất gia  đời Thần Vũ  (1069-
    1072), phụng chiếu được xóa tính danh, không biên vào công điển. Bấy giờ
    hai  người đã  tới làm  nhà  ở núi  này mà  ở.  Hai người lại làm chùa riêng ở
    phía đông núi, đặt tên là chùa Thánh Ăn (LX).
        Công xây dựng bốn năm mới thành. Lý Thường Kiệt gọi sư Hải Chiếu

    mà bảo: "Hưng công đã lâu, nay chùa đã xong. Nếu không khắc bia chép lại sự tích


                                      333
   317   318   319   320   321   322   323   324   325   326   327