Page 294 - Lý Thường Kiệt
P. 294
vì DÂN-vì DẠO
Nói tóm lại, sau các đời vua hung hãn họ Đinh, Lê, ta thấy xuất hiện
những kẻ cầm quyền có độ lượng khoan hồng, những người giúp việc ít
tham lam phản bạn. Đời Lý có thể gọi là đời thuần từ nhất trong sử nước ta.
Đó chính là nhờ ảnh hưởng đạo Phật.
Mà thực vậy, mỗi lúc ta thấy có nho gia bài xích Phật giáo, thì ta biết
rằng trong nước sẽ có cuộc tranh quyền lợi mà giết lẫn nhau. Sau khi Đàm
Dĩ Mông sa thải tăng già, thì có Trần Thủ Độ liền sau tàn sát họ Lý. Cuối đời
Trần, nho học nên thịnh. Có Trưcrng Hán Siêu, Lê Quát chỉ trích đạo Phật,
thì sau lại có Hồ Quý Ly sát hại họ Trần. Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly làm
những việc kia, ấy cũng vì muốn thi hành chính trị vị danh, xa hẳn lòng bác
ái từ bi của Phật.
Mà trong khi Dĩ Mông phỉ nhục tăng đồ, thì lại có một vị tăng dám can
Lý Cao Tông đừng hát xướng chơi bời, xa hoa quá độ. Lời can ấy lại viện
sách nhà Nho! Sư là tăng phó Nguyễn Thường. Lời sư nói với Cao Tông rằng:
"Tôi nghe ở tựa Kinh Thi có nói: âm nhạc làm loạn nước thì nghe như oán,
như giận. Nay dân thì loạn, nước thì khốn. Chúa thượng rong chơi vô độ.
Triều chính rối loạn, dân tâm lìa tan. Đó là triệu chứng nước mất đó".
Lời can ấy cũng đủ tỏ giá trị của người đi tu và ảnh hưởng của họ đối
với chính trị, với phong hóa. Mà lời can ấy lại là một lời đoán vận mệnh nhà
Lý rất hay, chỉ cần lý luận mà tìm ra, chứ chẳng phải mượn kỳ thuật gì cả.
7. Đạo Phật và văn hóa
Lời sư Nguyễn Thường can vua lại chứng tỏ một sự mà ta đã biết rồi, là
ở đời Lý, phần lớn các tăng học nho rất rộng. Vậy nên tăng đồ có ảnh
hưởng lớn đến văn hóa đương thời. Văn thơ đời Lý để lại còn nhiều, nhờ
sách TUTA và một số bia nhà Lý. Ta thấy các sư thật là những người hay
chữ. Mà những nho gia khác cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng của nhà chùa.
Câu chuyện làm thơ đầu tiên trong lịch sử độc lập nước ta là thuộc về
hai vị sư. Tống Thái Tông sai nhà văn hào Lý Giác sang phong cho Lê Hoàn
làm Hnh Hải tiết độ sứ. Năm 987, Giác tới nơi. Chắc trong triều bấy giờ ít
người hay chữ. Vua phải nhờ đến sư Đỗ Thuận tiếp. Các sách TT và TUTA
305