Page 290 - Lý Thường Kiệt
P. 290
VÌDÂN-VỈOẠO
Uẩn chuyện ấy và quả quyết rằng họ Lý là họ của ông. Biết đâu rằng
chuyện sấm ấy lại không phải là mưu của Vạn Hạnh.
về sau, các vua Lý có học hành. Tuy vẫn thích Phật, nhưng một cách
cao hơn. Triều thần đã có nhiều người học uyên bác. Cho nên ảnh hưởng về
chính trị của các vị sư bị giảm dần. Cuối cùng, các tăng chỉ giữ những việc
giảng kinh hay giáo hóa.
Trong phạm vi tín ngưỡng và kỹ thuật, địa vị các tăng già vẫn rất trọng.
Các vua và thái hậu thường mời những vị sư có tiếng vào giữ chùa trong
thành nội, để giảng kinh. Các vị Huệ Sinh và Viên Chiếu từng được Lý Thái
Tổ mời vào cung. Nhất là trong đời Lý Nhân Tông, vua và thái hậu Linh
Nhân rất mộ Phật, thường sai các sư, có danh nhất, vào nội để bàn đạo.
Những vị như Thông Biện, Mãn Giác, Chân Không, Giác Hải, Không Lộ đều
được mời và trọng đãi. Cũng nhờ đó mà ta mới có câu chuyện Thông Biện
bàn nguồn gốc đạo Phật, còn chép lại đến ngày nay.
Các công, vương, tướng cũng thường hay che chở tăng ni, và tôn trọng
họ vào bực thầy. Lương Nhậm Văn, Lý Thường Kiệt, Vương Tại, Đoàn Văn
Liệm, Phụng Càn Vương, công chúa Thiên Cực đều có giao thiệp mật thiết
với các cao tăng (TUTA). Vả chăng nhiều vị thiền sư là con cháu vua, hoàng
hậu hay các đại thần. Chắc vì sự liên quan bằng gia đình, ảnh hưởng những
vị ấy đối với chính trị cũng không ít.
về mặt kỹ thuật, tăng đồ thường lại có tiếng là có phép thần thông, hay
biết chữa bệnh một cách thần diệu. Vì vậy mà nhiều vị đã được vua dùng,
như Minh Không chữa bệnh cho Thần Tông. Đạo Tuệ được Anh Tông đón
vào cung cấm chữa cho các cung phi. Nguyện Học có tiếng cầu mưa và chữa
bệnh rất hay, cũng đã được Anh Tông mời tới.
Trong đời Thánh Tông và Nhân Tông, vì vua chậm có hoàng trừ, cho
nên các vị có tiếng biết phép cầu tự, đầu thai, lại rất được quý trọng. Những
chuyện Đại Điên, Đạo Hạnh còn được để đến ngày nay.
Nói tóm lại, ảnh hưởng các nhà sư lúc ban đầu trực tiếp với chính trị.
Nhưng sau, dần dần ảnh hưởng chỉ còn kịp tới cá nhân vua quan. Vì đó mà
301