Page 291 - Lý Thường Kiệt
P. 291

LÝ THƯỜNG KIỆT


         gây ra những phong trào từ trên lan xuống dưới.  Rồi phong hóa chung cả
         nước cũng chịu nhiều ảnh hưởng của hình thức Phật giáo hiện hành.

             6.  Đạo Phật và phong hóa
             Từ đời Lý Nhân Tông về sau, các vua thường chết yểu, tự quân thường
         trẻ  tuổi,  cho  nên  các  thái  hậu  được  nhiều  quyền.  Sự  sùng  Phật  dần  dần
         chuyển sang thành một mối dị đoan, nó ăn nhịp với đạo giáo hiện hành và
         những tín ngưỡng cổ truyền còn sót lại.

             Những kẻ tầm thường đua nhau lợi dụng lòng mê tín của vương hậu,
         đến nỗi gây ra một phong trào loạn tri ở trong cung. Những chuyện huyền
         bí như Nguyễn  Bông đầu  thai  thành  Càn  Đức,  Giác Hoàng muốn  đầu  thai
         nhưng bị  Đạo  Hạnh  ngăn  cản,  rồi  đến  chuyện  Đạo  Hạnh  hóa  kiếp  ra  Lý
         Thần Tông, đã làm người nước ta đời bấy giờ rất tin vào thuyết luân hồi và
         vào bí thuật của các nhà sư*^’.
             Ai cũng tin rằng, nếu tìm được thiền tăng hay đạo sĩ dạy cho, thì mình
         có thể biến đổi được sức mạnh thiên nhiên, hóa hình, ẩn thân, rút đất phục
         hổ,  cầu  mưa,  làm  nắng.  Vì  thế,  một vị  thái  sư có  danh  vọng  như  Lê  Văn
         Thịnh mà phải cách chức và toan bị giết, chỉ vì vua Nhân Tông nghi ông đã
         hóa hổ để vồ mình; một tên dân thường mộng thấy trâu trèo lên ngọn cây
         muỗm, mà đoán rằng mình sắp được làm vua, bèn nổi loạn^^\
             ở  trong triều thì từ công hầu, hoạn đậu, cho đến những tăng già, cũng đua
         nhau hiến vật lạ, cho là điềm tốt: nào rùa sáu chân ba mắt, mang từng hàng chữ

         chúc vua trên mai, nào hươu trắng hươu đen, sẻ vàng ác trắng, nào cau chm
         buồng, lúa chín bông, cá ruột có ngọc, ngựa chân có cựa. Những điềm lành như
         mây ngũ sắc, rồng vàng hiện, thì các chính sử TT và VSL còn chép rất nhiều.
             Tuy những sự mê tín này không có ảnh hưởng trực tiếp đến chính trị,
         nhưng nó đủ chứng rằng tâm thần nhân dân rối loạn, thời giờ của nhà chức
         trách bỏ phí vào việc hão huyền, và sự thưởng phạt của nhà vua thường căn
         cứ vào những điều không chính đáng.
             Đến  cuối  đời  Lý,  nho  học bành  trướng.  Những  tà  thuyết  dần  dần bị
         phát  giác;  những  ảo  thuật  của  kẻ  bịp  đời  bị  bộc  lộ.  Sử  còn  chép  những



                                           302
   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296