Page 293 - Lý Thường Kiệt
P. 293

LÝ THƯỜNG KIỆT


            Lại có lúc, Thánh Tông chỉ con gái mình là công chúa Động Thiên, mà
        nói với các quan coi việc kiện tụng rằng: "Ta yêu con ta, như ta là cha mẹ
        dân yêu dân. Vì dân không hiểu luật lệ, nên mắc tội. Ta lấy làm thương. Vậy
        từ rày về sau, không kể tội nặng hay nhẹ, các ngươi phải xử một cách khoan
        hồng cả" (TT 1065).
            Lòng thương người như vậy của Thánh Tông không phải là một sự giả
        dối của nhà chính trị, mà chính là phần biểu diễn của lòng từ bi, do Phật
        giáo gây nên. Chính Lý Thánh Tông là tổ thứ nhất một dòng Thiền tông ở
        nước  ta,  là  dòng  Thảo  Đường,  lập  ra  tại  chùa  Khai  Quốc  ở  Thăng  Long
        (TUTA 71b).
            Cho đến thái hậu Ỷ Lan, tuy có ghen tuông, cho nên đã bức sát thái hậu
        Thượng Dương và các cung nữ, nhưng sau đó, bà biết hối và luôn luôn tìm
        chuộc tội mình.  Bà xuất thân là một gái  thôn quê, biết rõ nỗi gian lao của
        nông dân phải cày sâu cuốc bẫm.  Cho nên bà đã có lúc khuyên Lý Nhân
        Tông  phạt  tội  nặng những kẻ  trộm và  giết  trâu.  Tháng 2  năm  Đinh  Dậu
        1117, thái hậu nói cùng vua: "Gần đây người kinh thành và làng ấp đã có kẻ
        trốn  đi chuyên  nghề  trộm  trâu.  Nông dân  cùng quẫn.  Mấy  nhà  phải  cày
        chung một trâu. Trước đây ta đã từng mách việc ấy, và nhà nước đã ra lệnh
        cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước". Nhân Tông bèn hạ
        lệnh phạt rất nặng những người trộm và giết trâu, phạt cả vỢ con và hàng

        xóm, vì tội không tố giác (TT).
            Thái hậu chậm con hiếm cháu, cho nên thương những đàn bà con gái, vì
        nghèo, phải đem thân thế nợ, không thể lấy chồng. Mùa xuân năm Quý Mùi
        1103, thái hậu lấy của kho chuộc chúng về, và gả cho những kẻ góa vợ (TT).
            Tuy những hành động từ bi của thái hậu không phải tự nhiên mà có,
        tuy đó vì một phần muốn chuộc tội và cầu phúc cho con, nhưng chắc nhờ
        ảnh hưởng Phật mới có những hành động bác ái ấy.
            Vả chăng,  ở triều  Lý, ít có những cuộc  tàn sát vì  những chuyện  mưu
        tiếm vị cướp quyền. Tuy có hai lần, vào đời Thái Tông và Cao Tông, nhưng
        kết  cục,  cũng không khốc  hại  như ở các  triều  khác.  Các  đại  thần  cũng ít
        người bị nghi kỵ và tàn sát như ở các đời sau.


                                          304
   288   289   290   291   292   293   294   295   296   297   298