Page 292 - Lý Thường Kiệt
P. 292
vì DÂN - VÌ ĐẠO
chuyện buồn cười, như vị sư ở Tây Vực khoe mình biết phục hổ, nhưng đến
khi làm thử thì chết khiếp rồi bị hổ vồ. Lại như chuyện tên hầu cận nói
mình có phép làm im sấm, nhưng sau khi đọc chú, sấm vẫn ầm ầm, làm cho
Lý Cao Tông sợ kinh'^\
Trên đây là nói riêng về ảnh hưởng không tốt của sự mê tín dựa theo
đạo Phật. Còn như những tư tưởng siêu việt, những giáo dụ từ bi của đức
Phật, thì hẳn đã có ảnh hưởng rất hay đối với phong tục và văn hóa nước ta
về triều Lý.
So sánh với hai triều Đinh, Lê, ta nghiệm thấy rằng trong đời Lý, phong
tục triều đình thuần hậu hơn nhiều. Các vua võ biền các đời trước đã đem
những thói giết chóc thời loạn ra thi hành ở thời bình. Những cực hình,
dùng hàng ngày, chứng tỏ rằng các vua ấy còn giữ tập tính của người rừng
rú. Những việc Đỗ Thích giết cha con vua Đinh, Ngọa Triều giết em là Lê
Trung Tông, đủ tiêu biểu lòng tàn nhẫn, tính phàm phu và sự chỉ có tư lợi
điều khiển những hành vi của kẻ cầm quyền.
Sang đời Lý, thì khác hẳn. Tuy rằng trong các vụ hành quân ở Chiêm
hay đánh Tống, có giết hại nhiều người, tuy rằng khi có loạn trong nước,
vẫn có gia tội tử hình, nhưng ta phải nhận rằng chưa có đời nào, như ở đời
Lý, mà vua có độ lượng khoan hồng đối với dân hay là đối với kẻ địch. Lý
Thái Tông đã tha tội cho Nùng Trí Cao. Lý Thánh Tông đã tha chết cho vua
Chàm là Chế Củ. Tuy rằng đó là có lợi cho đường chính trị, nhưng nếu
không có sẵn từ tâm, thì ắt không nghĩ đến khoan hồng để làm lợi cho
chính trị mình.
Nhờ sẵn từ tâm như vậy, cho nên các vua Lý đã có những cử chỉ đáng
kính, tuy vụn vặt, nhưng còn được ghi lại trong sử sách. Mùa đông năm Ất
Mùi 1055, trời giá rét, Lý Thánh Tông nói với các quan rằng: "Ta ở trong
cung kín, sưởi lò than, khoác áo lông, mà còn rét như thế này. Ta nghĩ đến
tù nhân bị nhốt trong lao tù, chịu trói buộc khổ sở, mà chưa biết phải trái ra
sao. Ăn không đầy bụng, mặc chẳng che thân. Vì gió rét, nên có kẻ chết
không nơi nương tựa. Ta thật lấy làm thương". Rồi vua sai phát chăn chiếu
cho tù, và cấp cho một ngày hai bữa cơm (TT).
303