Page 287 - Lý Thường Kiệt
P. 287

LÝ THƯỜNG KIỆT


         như các chức kia, quốc sư coi việc giữ các chùa trong nước, giảng đạo, lập
         đàn, và giúp vua trong những việc cầu may, cầu phúc.
             Ngoài những chức phẩm trên, ta còn nhận thấy những hiệu như đại sư,
         trưởng lão, cư sĩ (bia LX, TUTA). Có lẽ đó chỉ là huy hiệu mà thôi.
             Chùa  thì do vua, quan hay dân  làng xây dựng lên.  Những chỗ  danh
         lam thì chắc thuộc nhà vua và được vua cấp tiền của, ruộng đất, phu hầu.
         Năm  1088, Lý Nhân Tông định chia chùa làm ba hạng,  đại,  trung và  tiểu
         danh  lam,  do  các  quan  văn và  quý chức  đề  cử.  Sách TT  chép việc  ấy,  và
         thêm rằng: "Ấy vì bấy giờ, các chùa có điền nô và của kho". Điền nô là phu
         cày ruộng cho chùa.
             ớ  các trấn, cũng có tăng quan coi các chùa và phật giáo. Sư Hải Chiếu có
         nói trong bia LX rằng sư "kiêm coi công sự ở Thanh Hóa", và là "thuộc hạ"
         của Lý Thường Kiệt.

             Được làm sư không những là một vinh hạnh. Sư có chức phận đã đành,
         mà về phần vật chất, lại khỏi bắt làm xâu, làm lính; ở chùa lại được bổng lộc
         dân chúng cung và vua ban.  Vì thế  muốn được làm  sư, phải có bằng của
         nhà nước cấp cho. Như thế, gọi là được độ. Sử sách ta còn chép một vài năm,
         vua chọn dân để cho làm sư. Năm 1014, tăng thống Thẩm  Văn  Uyển xin lập
         giới  trường ở chùa Vạn Thọ trong thành Thăng Long để cho tăng đồ  thụ
         giới.  Năm  1016, vua chọn  hơn nghìn người  ở Kinh sư để cho làm  tăng và
         đạo sĩ. Năm  1019, Lý Thái Tổ lại độ  dân khắp nước để làm tăng.  Sau  mãi
         đến năm 1134, Lý Thần Tông mới sai hội dân ở đài Nghinh Tiên để độ tăng
         một lần nữa (TT).
             Đó là những cơ hội lớn chọn tăng một cách tập đoàn. Còn hàng ngày,
         vẫn  cấp  bằng  cho  những  trai  tráng được  rút  tên  ra  ngoài  sổ  bạ  (bia  LX).
         Đồng thời ở Tống, bằng cấp độ tăng lại là một lợi khí làm tiền cho công quỹ.
         Sách TB thường chép rằng vua Tống cấp cho các lộ một số lớn bằng cấp ấy,
         để hưng công xây thành, đào sông. Không biết ở triều Lý có lợi dụng sự độ
         tăng  như  thế  không.  Nhưng  ta  biết  rằng  nhà  nước  có  dùng  cách  ấy  để
         thưởng một hạng người có công.  Như năm  1128,  Lý Thần Tông sai  chọn
         bốn người lính già, cho làm tăng (TT).


                                           298
   282   283   284   285   286   287   288   289   290   291   292