Page 283 - Lý Thường Kiệt
P. 283

LÝ THƯỜNG KIỆT


            Chứng  thứ  hai  là  thuộc  về  dòng  Thiền  tông.  Sư  Trí  Không  viện  lời
        Quyền Đức Dư, là viên tể tướng đời Đường, về cuối thế kỷ thứ tám. Đức Dư
        đã viết trong tựa sách Truyền pháp rằng: "Sau khi Tào Khê mất, phép Thiền
        rất thịnh, và dòng Thiền nối dõi không dứt. Có thiền sư Chương Kính Huy là
        học trò Mã Tổ đi truyền giáo ở các xứ Ngô Việt và có đại sư Vô Ngôn Thông đi
        truyền ý phái Bách trượng và giảng pháp ở xứ Giao Châu".
            Đó là hai chứng mà sư Trí Không đã bày trước thái hậu. Ta có thể tin
        vào đó chăng? ông Trần Văn Giáp trong sách BA đã khảo cứu các sách Phật,

        và đã thấy rằng, tuy những lời của Đàm Thiên kể lại trên không còn thấy
        trong những sách còn lại, nhưng những nhân vật kể trong đó đều có thật,
        và còn có chuyện hợp với lời trên. Vả sách TUTA cũng chép lại gốc tích các
        dòng Thiền, nó chứng thật lời Quyền Đức Dư, mà nay vẫn thấy trong sách
        Tàu còn lại.
            Trong những nhân vật kể trong lời Trí Không, thì Mẫu Bác là xưa nhất.
        Bác nguyên người Thương Ngô, sang Giao Châu ở với mẹ, vào khoảng cuối
        đời Hán Linh đế  (năm cuối là  189).  Bấy giờ Sĩ Nhiếp coi quận Giao Châu.

        Đất Giao Châu được yên tĩnh, trong khi nước Hán bị loạn;  cho nên nhiều
        người học giỏi chạy sang ở đó. Sự học càng bành trướng ở Giao Châu. Mâu
        Bác ban đầu theo học Đạo giáo và phép thần tiên. Nhưng vào khoảng năm
        194-195, Bác lại theo đạo Phật (BA).
            Xem vậy thì trước Mâu Bác, Phật giáo đã được hành ở Giao Châu rồi.
        Đạo  Phật từ đâu  đã vào đất Việt?  Có  thể  từ đất Hán, vì  đạo  đã  vào  Hán
        chừng một trăm năm trước. Nhưng đạo cũng rất có thể từ Ấn Độ được theo
        đường bể đem vào, theo các thuyền buôn đi dọc bờ biển Ấn Độ, sang biển
        Trung Hoa.  Khi sư Đàm Thiên nói xứ Giao  Châu  đường thông với Thiên
        Trúc, có lẽ sư muốn nói đường thủy. Những người Tây Vực, tức là ở vùng

        tây bắc Ấn Độ, đã  sang buôn bán dọc bờ biển.  Những đồng  tiền bạc,  tìm
        thấy  ở  nội  địa  trong  Nam,  chứng  tỏ  rằng  đồng  thời  với  các  hoàng  đế  ở
        Rome, xứ Tây Vực đã có liên lạc với đất Đông Dương. Trong chuyện Phật
        chùa Pháp Vân ở Luy Lâu, có nói răng đời Sĩ Nhiềp, đã có hai vị sư An Độ,


                                          294
   278   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288