Page 278 - Lý Thường Kiệt
P. 278

vì DÂN - VÌ ĐẠO

    và VSL có chép tên Đỗ Thụy Châu, mà TT không chép, bắt buộc ta phải kết luận rằng ví
    phỏng bài bia kia có kẻ bịa ra, thì ít ra cũng từ đời Trần. Nhưng cũng không có gì khiến
    ta nghĩ rằng bài bia kia đã bị bày đặt, như các thần tích khác. Huống chi bia này là một
    mộ chí, kể chuyện một người vừa mất, chứ không phải chuyện một vị thần. Vậy ta có thể
    tin rằng mộ chí kia thật dựng lên đời Lý.
       Mộ chí ấy là mộ chí Đỗ Anh Vũ, làm thái úy đời Lý Anh Tông, chứ không phải là mộ
    chí Lý Thường Kiệt.  Mặc dầu bia  NBS và sách  ĐNNTC nói  Lý Thường Kiệt táng và có
    đền ở làng Yên Lạc, mặc dầu các làng ở Kim Động và Đông An khai chuyện đức thánh
    Lác y như chuyện Lý Thường Kiệt, mộ chí ở làng Yên Lạc buộc ta phải nhận rằng đức
    thánh Lác là Đỗ Anh Vũ, đúng như tên khai bởi các làng thờ thần.
       Thế thì tại sao lại có sự hồ đồ ấy? Có lẽ vì những cớ sau này. Nguyên là Đỗ Anh Vũ
    cũng làm  đến  chức thái úy ở đời Lý như Lý Thường Kiệt.  Mà  theo  mộ chí Anh Vũ lại
    được vua ban họ Lý. Cho nên cũng gọi là Lý thái úy, y như Thường Kiệt, lại thêm, dòng
    đầu ở mộ chí có đề " C ự   V iệt  quốc  T hái  ú y   L ý  cô n g   thạch  bi  m in h   tự", nghĩa là bài tựa của lời
    khắc vào bia quan thái úy họ Lý người nước Cự Việt (tức là Đại Việt). Nếu kẻ đọc bia chữ
    đã mờ mà không để V thì dễ nhầm ra  V iệt  quốc  cô n g   th ái  ú y   L ý   cô n g nghĩa là Lý Thường
    Kiệt. Chức tước của Đỗ Anh Vũ cũng dài và gần giống như chức tước Thường Kiệt. Chức
    tước ấy như sau (những chữ giống chức tước Thường Kiệt sẽ viết xiên):  S u y trung,  H iệp
    m ư u ,  Bảo tiết,  T hủ   ch ín h ,  Tá  lý,  D ự c  đ á i  cô n g   thần;  T hủ   th ư ợ n g   th ư   lệnh,  K h ai  ph ủ   n gh ị  đ ồ n g
    ta m   ty ;  N h ậ p   n ộ i  n ội  th ị  tin h   đô đô  tri,  K iểm   hiệu  th ái ú y,  K iêm   n g ự  s ử  đ ại phu;  D ao  th ụ   ch ư  trấn
    T iế t  độ  sứ ,  Đ ồ n g   tr u n g   th ư ,  minh chính  bìn h   ch ư ơ n g  sự ;  T h ư ơ n g   trụ   quốc,  T hiên  tử  tứ  tính.
    Đặc tiến P h ụ   qu ốc  th ư ợ n g  tư ớ n g  qu ân . Nguyên soái đại đô thống.
       Gặp thời loạn lạc, hoặc đời Lê, hoặc đời Nguyễn, thần tích làng Yên Lạc đã mất. Các
    làng thờ đức thánh Lác không còn thần tích nữa. Tuy vậy, ai cũng còn biết tên thần là Đỗ
    Anh Vũ. Đến khi phải khai sự tích thần mình, thì không mấy ai để ý đến mộ chí kia, hoặc
    họ chi xem qua dòng đầu mà cho đó là một Lý Thường Kiệt, hoặc họ chi nhớ rằng thần
    là Lý Thái úy làm quan đời Lý, có công dẹp giặc; rồi họ cho đó là Lý Thường Kiệt. Vì vậy,
    tuy có mộ chí, tuy người làng biết thần là Đỗ Anh Vũ có tên trong quốc sử, nhưng họ lẫn
    công lao với công lao của Lý Thường Kiệt. Còn người ngoài thì lầm tưởng mộ và đền là
    của Lý Thường Kiệt.
       Mộ chí này dài, có chép một ít tên đất, tên người và những sự tích rất có ích cho sự
    kiểm  soát  sách  TT và  VSL.  Tiếc vì  nay chưa  tiện bới  đất  tìm bia, cho  nên  ta  chưa  chắc
    chắn tin vào văn sao được, và chưa có thể bàn một cách hoàn toàn chu đáo.
       Nhưng mộ chí cũng cho  ta biết một điều  rất quan  hệ có liên  quan  đến Lý Thường
    Kiệt, mà ta phải lập tức nêu ra. Ây là vấn đề gốc tích ông. Trong chương đầu sách này, tôi
    đã dựa theo bia NBS và sách VĐUL, và TT, mà viết rằng Thường Kiệt người phường Thái
    Hòa, họ Lý;  cha là  An Ngữ, sung chức sung ban lang tướng và  mất ở Thanh Hóa năm
    1031, trong khi ông còn bé. Thế mà theo mộ chí này thì ta thấy rằng cha Thường Kiệt là
    một quan  thái  úy đời Thái Tông, họ Quách, quán ở huyện Câu Lậu,  thuộc Tế Giang (ở
    đây có lẽ có chữ viết lầm, vì Tế Giang trỏ đất gồm huyện Văn Giang ở tả ngạn Nhị Hà,



                                      289
   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283