Page 274 - Lý Thường Kiệt
P. 274

vì DÂN - VÌ ĐẠO


         Công Lý Thường Kiệt là to. Tài cầm quân Thường Kiệt là cao đã đành,
     mà  đến  chính  sách  nội  trị  và  ngoại  giao  của  Thường  Kiệt  cũng  khéo.
     Thường Kiệt lại không tự ái quá, biết trọng quyền lợi chung. Nếu không, thì
     sao  khi  vua  còn nhỏ, ông cầm  hết quyền bính và  quân  đội  trong tay,  mà
     không bắt chước Lê Hoàn hay Lý Công uẩn, chỉ ra một lệnh là cướp được
     ngai vàng? Nếu không, thì sao khi thấy tình thế ngoại giao với Tống trở nên
     khó khăn bởi mình, ông lại chịu bỏ ngôi tể phụ mà ra lủi thủi ở trấn Thanh
     Hóa?
         Tuy sách sử  ta chép chuyện  sơ sài.  Nhưng xét qua những sự còn ghi
     trong những sách Tống ta  cũng hiểu  được  ít  nhiều  đức  tính  của  Thường
     Kiệt.
         Chỉ tiếc rằng riêng về cá tính của ông, thì không có những chứng làm
     cho ta biết rõ ràng hơn. Những lời nói mà bia Nhữ Bá Sĩ và sách Cương mục
     còn chép, vào khoảng đồng ấu và lúc già, thì không có gì chắc chắn. Sợ đó
     chỉ là lời sáo ngữ mà sử quan hay người viết thần sắc và dã sử đã bịa ra mà

     thôi. Chỉ có một điểm mà ta chắc chắn, là thái độ của Thường Kiệt đối với
     đạo Phật. Tuy ông không mê đạo, nhưng ông cũng đã che chở các tăng đồ,
     và ít ra, cũng đã dựng chùa Linh Xứng ở Thanh Hóa.
         Chùa ấy nay cũng đã mất. Ngoài cái bia chùa còn lại, tuyệt nhiên không
     còn có vật gì kỷ niệm một vị ân nhân của dân tộc ta. Tưởng nay đã đến lúc
     ta có thể đền bù công đức của Lý Thường Kiệt.




     Chú thích:

        ‘  Bia  HN chép việc chữa chùa  Hương Nghiêm, có nói: "Năm Đinh Tỵ 1077, sư Đạo
     Dung nhờ Lưu Khánh Đàm chữa chùa. Khánh Đàm nghe lời, bèn nói chuyện ấy với quốc
     tư ớ n g thái úy Lý công..." Chữ tư ớ n g đây là tể tướng. 1.
        ^ Sách TT chép chuyện Lê Hoàn đánh các tướng nhà Đinh, là Đinh Điền, Nguyễn Bặc
     ở T â y   Đ ô (979 TT l/7b). Nhân đó chú thích: "Hoàn người Ái Châu, đóng đô ở Hoa Lư; cho
     nên sử gọi Ái Châu là Tây Đô".
        Năm N.  Ng 982,  Lê Hoàn  đi đánh Chiêm Thành,  đem  quân từ  Hoa  Lư qua  đường
     núi, qua huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, đến đền  Đ ồ n g  cố (ở  xã Đan Nê, trên trung lưu


                                       285
   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279