Page 272 - Lý Thường Kiệt
P. 272

vì DÂN - VÌ ĐẠO

        Bắc phạt, nam chinh, huân nghiệp trước

        Thù phi môn ngoại tiểu điêu đuơng
        Nghĩa là:
        Anh em chầu chực chốn đền đài
        Tài lược gồm hay, lại đẹp giai
        Đánh bắc, bình nam, huân nghiệp rạng
        Hoạn thần nhưng khác lũ hầu sai

        Du  luận  đời  hậu  Lê  thường  chú  ý  đến  sự  Thường Kiệt  là  một  hoạn
    quan, hoặc có ý tiếc rằng sự nghiệp ấy không vào tay một nho thần, hoặc có
    ý tự phụ rằng hoạn quan nước Việt còn thế, huống chi nho thần! Tự nhiên,
    đó chi là những dư luận của nhà nho, nhờ chữ nho mà nay còn sót lại. Còn
    dư luận của các hạng người khác ra sao, thì ta không thể biết được.

        Ngô Thì Sĩ là người đã chịu khó khảo sát các sách Trung Quốc để tăng
    bổ đoạn sử Lý Thường Kiệt, ông đã phê bình nhiều về họ Lý. Thì Sĩ viết:
    "Nước ta với Bắc triều đánh nhau nhiều lần, khi thắng, khi bại.  Sau đó, Ngô Tiên
    chúa được trận ở Bạch Đằng, Lê Đại Hành giết giặc ở Lạng Sơn.  Trần Nhân Tông
    bại Toa  Đô,  bắt Ô Mã Nhi, đuổi Thoát Hoan. Ấy là  những việc mà nước ta  thích
    khoe. Nhưng những cuộc thắng trận ấy, đều vì giặc đến trong nước ta bất đắc dĩ mà
    chống.  Bên mỏi,  bên nhàn khác nhau;  thế chủ,  thế khách chênh lệch.  Đến như, bày
     trận đường đường kéo cờ chính chính; mười vạn quân kéo thẳng sâu vào đất khách;
    phá quân ba châu như chẻ trúc; lúc tới cõi không ai dám địch; lúc rút quân không ai
    dám đuổi; dụng binh như thế, chẳng phải nước ta vốn chưa từng có bao giờ? Vậy cho
     nên,  tôi cho rằng việc các châu  Ung, Liêm, Khâm là võ công đệ nhất từ xưa nay ở
     nước ta. Lý Thường Kiệt khởi thân là một quan hoạn, mà lập được nhiều công lạ liền
     liền. Người Tống thật phải xấu hổ!
        Hoặc có kẻ hỏi tại sao không gióng trống thẳng tiến? Nếu không đến kinh đô
     nhà Tống, thì cũng lấy lại đất của nhà Triệu ta xưa. Xin trả lời: Phải biết người, biết
     ta. Trăm trận mà không biếng, đó là phép dụng võ hay đó. Xét thấy nhờ việc này, mà
     ta trương vũ  uy. Người Tống thấy ta mạnh, bèn nghĩ đến cách lấy ân ý mà đãi ta.
     Từ đó về sau, nghi lễ cống sính, lời lẽ văn thư, đều không sách hoạch lôi thôi nữa..."
     (SK 1076 và Việt sử tiêu án).


                                       283
   267   268   269   270   271   272   273   274   275   276   277