Page 275 - Lý Thường Kiệt
P. 275

LỶ THƯỜNG KIỆT


       sông  Mã),  từ  đó  đến  sông  Bà  Hòa  (?),  đường  núi  hiểm  trở,  binh  mã  phải  khó  nhọc.
       Đường bể  thì bị sóng gió. Cho nên Lê Hoàn sai đào "Hải đạo tân cảng", nghĩa là sông
       mới trên đường bể. Đến năm 984 mới xong (TT). Có lẽ đó là sông nối sông Thần Phù ở
       Ninh Bình và sông Chính Đại ở Thanh Hóa, mà ngày nay còn dùng.
          Năm  K. Su 989, Lê Hoàn thân chinh Dương Tiến Lộc, vì Tiến Lộc không chịu nghe
       lệnh thu thuế ở Hoan Châu, và Ái Châu. (TT và VSL).
          Năm Q. Ti 993, phong con thứ năm, Long Túng, làm Định Phiên vương, ở vùng Ngũ
       Huyện Giang (TT). Năm G.  Ng 994, phong con thứ mười, Long Mang, làm Nam  Quốc
       vương ở châu Vũ Long (phía nam Thanh Hóa). (TT).
          Năm T. Su 1001, Lê Hoàn thân chinh giặc Cử Long ở Thanh  Hóa. Trông thấy Hoàn
       đằng xa, tướng giặc trương cung nhắm bắn, thì tên rơi. Lại trương cung bắn lần thứ hai,
       thì cung gây. Nên giặc sợ mà lui quân. Hoàn bèn đưa thuyền vào sông Cùng Giang đuổi
       theo.  Bị  giặc nấp  hai bên  sông bắn.  Con  Đinh Tiên  Hoàng là  Vệ  vương Tuấn  tử  trận.
       Hoàn kêu  trời ba  tiếng, rồi thúc quân đột chiến, giặc bèn  thua  (TT và VSL).  Nhữ Bá Sĩ
       trong  T hanh  H óa  ch í đã  nhận  thấy  rằng huyện cẩm Thủy  có  tổng  Cự  lữ  và  các  xã  Lữ
       Thượng, Lữ Trung, Lữ Hạ và nói đó là do tên Cử Long xưa mà ra. Nếu  C ử   L o n g là cẩm
       Thủy, thì sông C ù n g   G ia n g cũng không xa đó. Nhưng VSL chép hai lần sự vua Lý Nhân
       Tông đi xem đánh cá ở Cùng Giang (1101, tháng 2 và tháng 9) và lúc tháng 2, lại đi xem
       cày  ở ứng  Phong (phủ  Nghĩa  Hưng ngày nay,  theo  CM).  Không biết  rằng  đó  là  sông
       Cùng Giang khác, hay cũng là sông Cùng Giang kia ở Thanh Hóa, nhưng gần phủ Nghĩa
       Hưng. Hoặc ấy là sông Chính Đại đã nói trên chăng? Thế cũng có lý, vì dân Cử Long có
       thể đã xuống đánh vùng Nga Sơn ngày nay, cho nên năm 1001, Lê Hoàn vào dẹp ở đó.
       Tôi tin như thế là đúng, vì bốn năm sau, là năm 1001, dân Cử Long lại tới đánh cửa Thần
       Đầu, tức là Thần Phù. Dân Cử Long chắc là dân Mường ở các huyện thuộc miền bắc và
       tây bắc Thanh Hóa.
          Năm A. Ti 1005, sau khi Lê Hoàn mất, các con tranh nhau ngôi. Đông Thành vương
       chạy vào Cử Long, rồi bị Long Việt đuổi theo, bèn chạy vào Chiêm Thành, nhưng bị giết
       ở cửa Kỳ La (Hà Tĩnh). Long Việt lên ngôi, liền bị Long Đĩnh giết. Trong khi Long Đĩnh
       đi đánh các anh em ở mọi nơi, thì nghe dân Cử Long lại vào cướp, và đã đến cửa Thần
       Đầu (Thần Phù). Long Đĩnh đi thuyền tới đánh tan. (TT).
          Năm  Q.  Ma  1003,  Lê  Hoàn  đi  chơi  Hoan  Châu  (TT).  Có  ghé  thăm  Thanh  Hóa  và
       viếng chùa Hương Nghiêm (bia HN).
          Năm K. Zu 1009, tụi Ngô Đô Đốc, Kiều Hành Hiến xin đào sông đắp đường, dựng bia
       chi đường ở Ái Châu. Long Đĩnh sai quân và dân Ái Châu đào sông và đắp dường từ cửa
       quan Chi Long, qua núi Đỉnh (hay Hạng, TT), đến sông Vũ Lung. Long Đĩnh lại đi chơi Ái
       Châu. Tới sông Vũ Lung. Tục truyền rằng ai lội qua sông ấy hay bị chết đuối. Long Đĩnh
       sai người lội qua lại ba lần, mà không việc gì.  Bèn sai đóng đò để bốn chỗ trên sông, cho
       người qua sông (TT). về C h i  L ong, sách T hiên  hạ  lợi bệnh  th ư có nói Chi Long quan ở huyện
       Chi Nga, tức là Nga Sơn ngày nay. Sông  V ũ  L ong, chữ nho viết v ũ  là  trái với  văn ,  lu n g là
       thủy với long.  Bm  H N   c ó  chép tên đất Vũ  Long, nhưng v ũ  là  múa và  lo n g là rồng.  Theo


                                         286
   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280