Page 280 - Lý Thường Kiệt
P. 280
Chương XIV
ĐẠO PHẬT ĐỜI LÝ
1. Tín ngưỡng ở Giao Châu
Trước khi các tông giáo tràn vào, người Việt chắc đã tôn sùng những
mãnh lực thiên nhiên, như núi sông, sấm chớp. Những di tích còn lại không
những ở trong tập tục của dân gian, mà trong điển lệ tế tự, nay còn những
vị thần, được thờ tại rất nhiều nơi, mà không ai biết rõ gốc tích từ đâu tới.
Thần Cao Sơn chắc cũng là đức thánh Tản Viên, thần Long Thủy có lẽ gốc ở
thác Bờ. Lại như các đền hay "chùa" Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
hẳn là di tích các thần mây, mưa, sấm, chớp.
Đến hồi Bắc thuộc, đạo Nho và đạo Lão được đem vào. Nhất là trong
đời loạn ly sau khi Hán mất, Sĩ Nhiếp là thái thú ở Giao Châu, giữ một vùng
yên ổn, thì nhiều nhà trí thức Trung Hoa tụ tập ở Luy Lâu, trị sở Giao Châu.
Nhờ đó, Nho học và Đạo học lại càng bành trướng. Trong hai đạo mới, đạo
Lão là thích hợp với tín ngưỡng gốc của dân Việt, cho nên nó lan tràn chóng
và hòa lẫn với những tập tục dân gian. Còn như Nho giáo, tuy được dựa thế
những kẻ cầm quyền, phần đông là nho sĩ, nhưng nó cũng chỉ giữ tính cách
thường, chứ không thành một tín ngưỡng mới.
Sau đó, đạo Phật từ Ấn Độ mới lan đến góc đông nam lục địa. Với tính
cách ôn hòa, thần bí, Phật giáo chóng ăn sâu vào lòng tín ngưỡng người
Việt. Nó dung hòa dễ dàng với sự sung bái thường, và nó dễ đi đôi với Đạo
giáo đến đấy từ trước.
Ba tông giáo Nho, Lão, Phật đã sớm thành cơ bản của tín ngưỡng dân
Việt, và đồng thời tiến triển. Cho nên thường gọi là Tam giáo. Tuy nói là tam
giáo tịnh hành, nhưng theo thời đại, một hay hai giáo vẫn được chuộng hơn.
Ta sẽ thấy trong thời nhà Lý, Phật giáo chiếm bậc nhất. Nhưng ta cũng phải
291