Page 282 - Lý Thường Kiệt
P. 282
vì DÂN - VÌ ĐẠO
Thiền, trước nhất có Tì Ni Đa Lưu Chỉ; sau đó, Vô Ngôn Thông lại lập ra một
dòng Thiền khác nữa".
Trí Không trả lời như thế đã khá rõ ràng. Nhưng thái hậu có óc phán
đoán, lại hỏi thêm chứng những điều nói trên. Sư trả lời rành mạch, dẫn
những sách cũ những lời của các người xưa, mà nay ta còn tìm lại được một
phần, nó có thể khiến ta tin rằng những chứng Trí Không đem ra đều là
đích xác.
Trí Không viện lời của hai người xưa bên Trung Quốc, một người nói
đến sự truyền dòng Giáo tông, một người chứng việc truyền dòng Thiền
tông vào nước Việt.
Chứng đầu là lời pháp sư Đàm Thiên kể lại một câu chuyện mà sư này
nói với vua Tề Cao đế (479-483). Vua Tề khoe với sư rằng mình đã xây dựng
chùa tháp khắp mọi nơi, kể cả Giao Châu; rồi vua nói thêm rằng: "Xứ Giao
Châu tuy nội thuộc, nhưng chỉ là một xứ bị ràng buộc mà thôi. Vậy ta nên
chọn các sa môn có danh đức, sai sang đó để giảng hóa. May chi sẽ làm cho
tất cả nhân dân được phép Bồ đề".
Vua Tề tưởng rằng nước ta còn kém về đạo Phật, cho nên mới có ý ấy.
Nhưng sư Đàm Thiên biết rô rằng sự thật là trái ngược: nước ta đã được
Phật hóa từ lâu, trước cả nước Tề ở vùng Sơn Đông nữa. Sư trả lời rằng:
"Xứ Giao Châu đường thông với Thiên Trúc (Ấn Độ). Khi Phật, Pháp
chưa tới Giang Đông (nước Tề), thì ở Luy Lâu (kinh đô Giao Chỉ, nay là
làng Lũng Khê ở phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh), đã có xây hơn hai
mươi ngôi chùa, chọn hơn năm trăm vị tăng, và tụng mười lăm quyển
kinh rồi. Vì đó, mà người ta đã nói rằng Giao Châu theo Phật trước chúng
ta. Lúc ấy, đã có những vị sư Ma La Kê Vực, Khang Tăng Hội, Chi Cương
Lương và Mâu Bác ờ đó".
Sau đó dẫn lời Đàm Thiên ở trên, sư Trí Không còn nói thêm một chứng
của sư, là: "Sau đó, lại có sư Pháp Đắc Hiền được Tì Ni Đa Lưu Chi truyền
tông giáo của tổ thứ ba là bồ tát Đạt Ma cho. Sư ấy ở chùa Chúng Thiện và
dạy hơn 300 đệ tử".
293