Page 286 - Lý Thường Kiệt
P. 286
vì DÂN - VÌ ĐẠO
người Ái Châu, là Trí Hành và Đại Thặng Đăng (BA). Vả bia HN cũng cho ta
biết rằng về đời thuộc Hậu Đường (923-937), châu mục Lê Lương ở Ái Châu
có dựng ba chùa ở trong hạt ấy.
Tuy đạo được thịnh hành, nhưng nước ta bấy giờ vẫn còn bị người Tàu
thống trị. Cho nên Phật giáo, cũng như các ngành tư tưởng khác, hình như
cũng chỉ đạt đến một hạng người quyền quý, hay gần gũi người ngoại quốc
cầm quyền, chứ không phổ cập đến dân gian. Phải đợi đến thời kỳ độc lập,
mới bắt đầu có những chứng rằng Phật giáo có tổ chức và ăn sâu vào dân
chúng.
4. Chế độ tăng và chùa
Trong khi các nước ở Trung Quốc phải đương đầu với Tống trong cuộc
chiến tranh thống nhất, thì ở nước Giao Chi, tông giáo cũng như hành
chính, dần dần tự cởi dây ràng buộc, và trở nên tự trị. Các phái Thiền tông
phát đạt, và tăng đồ càng bành trướng ảnh hưởng trong xã hội.
Kẻ cầm quyền không những cần đến thiền sư về phương diện tín
ngưỡng mà tôi, mà cả về phương diện chính trị, cũng cần nữa. Nhất là trong
đời Đinh Lê, các vua đều là những bực võ biền, nhân loạn mà nắm được
chính quyền. Học thức vua ít; mà kẻ nho học cũng chưa đông, và phần
nhiều chắc có lòng trung thành với triều đại bị tiếm, nên không được tin
dùng. Chỉ có kẻ tăng đồ có đủ thì giờ, đủ phương tiện sinh sống để đọc
nhiều, hiểu rộng. Vả nhà tu hành lại ít có thành kiến thiên vị về chính trị,
cho nên dễ được vua mới tin dùng.
Lúc nhà Đinh mới lập nước, liền trọng đãi các nhà sư. Năm đầu sau khi
lên nôi, Đinh Tiên Hoàng đã định phẩm hàm và giai cấp cho các nhà tăng
và đạo. Tăng và đạo cũng được coi như là những công chức văn võ (TT 961).
Tuy đời Lý, cũng có đặt lại phẩm hàm và giai cấp cho tăng đạo, nhưng vẫn
theo quy chế đời Đinh.
Đầu hàng tăng, có chức Quốc sư. Sau, theo thứ tự trên dưới, có những
chức tăng thống, tăng lục, tăng chính, đại hiền quan. Quốc sư chỉ có nghĩa là
người sư của nước, chứ không phải là chức tể tướng như vị thái sư. Cũng
297