Page 285 - Lý Thường Kiệt
P. 285

LÝ THƯỜNG KIỆT


            Tổ  phái NAM PHƯƠNG là  Ti  Ni Đa  Lưu  Chi,  tên  Phạn  là  Vinitarud,
        nguyên người Thiên Trúc, hoặc đạo Bà La Môn  (Brahman).  Sau  theo Phật
        giáo,  rồi  sang các xứ  đông nam  để  tới  Tràng An,  kinh  đô  nước  Trần bên
        Trung  Quốc  (573).  Sau,  sư  tới  Quảng  Châu;  ở  đó  sáu  năm  dịch  các  kinh
        Phật. Tháng 3 năm Canh Tý 580, sư sang Giao Châu, tới trụ trì ở chùa Pháp
        Vân tại Luy Lâu. ở  đó được mười lăm năm. Đến năm Giáp Dần 594, đời Tùy
        Khai Hoàng, mới mất.
            Đệ tử Vinitaruci có sư Pháp Hiền, mà sách TUTA đã chép ra Pháp Đắc
        Hiền, trong chuyện quốc sư Thông Biện. Vị này được coi như là tổ thứ nhất
        của dòng Nam Phương. Sư người Chu Diên, họ Đỗ;  ở chùa Chúng Thiện,
        tại  núi  Thiên  Phúc,  hạt  Tiên  Du.  Sư  có  rất  nhiều  học  trò.  Thứ  sử  Lưu
        Phương mời  tới Luy Lâu, ở chùa  Pháp  Vân.  Rồi  đi giảng đạo, dựng chùa
        khắp mọi nơi ở Phong Châu (Sơn Tây), Hoan Châu (Nghệ An), Tràng Châu
        (Ninh Bình) và Ái Châu  (Thanh Hóa). Đến năm Bính Tuất 626, đời Đường
        Vũ Đức, mới mất. (TUTA 44a).
            Nhờ đó, phái Nam  Phương rất được phát đạt,  và đã bành  trướng nhất
        trong vùng phủ Từ Sơn. Có sư Định Không, là tổ thứ tám, lập chùa ở làng Đình
        Bảng, là quê nhà Lý về sau (trước 808). Sau đó phái Nam Phương có nhiều can
        hệ với các triều đại độc lập ở nước ta. Sư Pháp Thuận giúp Lê Đại Hành, sư Vạn
        Hạnh giúp Lý Thái Tổ, sư Đạo Hạnh mà  tục truyền là tiền thân của Lý Thần
        Tông, sư Minh Không giúp Lý Thần Tông, đều thuộc phái này cả.

            Phái QUAN BÍCH thì đến đời Đường Nguyên Hòa mới vào nước ta, do
        vị  sư người Đường là Vô Ngôn  Thông đem tới.  Sư người  Quảng Châu,  họ
        Trịnh.  Sau khi đi học với Mã Tổ ở Giang Tây, sư về  Quảng Châu.  Sư sang
        Giao Châu, năm Canh Tý 820; ở chùa Kiến Sơ, tại Phù Đồng (TƯTA 4a). Phái
        này phát đạt cũng chóng và đã phát ra nhiều vị cao tăng còn để tiếng về
        sau. Sư Khuông Việt giúp Đinh Tiên Hoàng, sư Trí Không tức là Thông Biện
        quốc sư, sư Không Lộ, sư Giác Hải đều thuộc phái này cả.
            Không  những  ở  xung  quanh  kinh  kỳ  đạo  Phật  thịnh  hành,  mà  đến
        những chốn xa, như Ái Châu, Phật giáo trong đời Đường cũng đã phát đạt.
        Trong các vị  tăng quê  nước  ta  đã  từng đi Thiên Trúc cầu  đạo*^^  có  hai vị


                                          296
   280   281   282   283   284   285   286   287   288   289   290