Page 284 - Lý Thường Kiệt
P. 284
vì DÂN - VÌ ĐẠO
là Kỳ Vực và Khâu Đà La qua đó. Những chuyện kể sau sẽ làm ta tin thêm
vào thuyết ấy.
3. Đạo Phật bành trướng
Ba vị sư, mà Đàm Thiên kể tên trên kia, đều là người Ân Độ hay Tây
Vực (ở xứ Sogdiane) gan phía tây băc An Độ.
Mữ La Kê Vực, tên chữ Phạn là Marajivaka, là người An Độ, đen Giao
Châu, rồi qua Quảng Châu. Tới Lạc Dương đời Tấn Huệ đế, năm 294. ông
giỏi phù pháp. Sau gặp loạn ở Trung Quốc, ông lại trở về Ân Độ.
Khang Tăng Hội vốn người Tây Vực, theo cha buôn ở Giao Châu rồi học
đạo Phật ở đó. Nguyên người Tây Vực mà ở xứ Việt, cho nên ông học giỏi
hai thứ tiếng Phạn và Việt. Nhờ đó, ông đã dịch nhiều sách Phật ra Hán
văn. Sau đó, ông sang nước Ngô, giảng đạo cho Ngô Tôn Quyền, rồi mất tại
nước Ngô vào năm 280.
Còn như Chi Cương Lương, thì Trần Văn Giáp cho là Cường Lương Lưu
Chi chép trong sách Thập nhị du kinh. Tên Phạn của sư là Kalaruci theo
Pelliot, hay là Kalyanaruci theo Trần Văn Giáp. VỊ sư này tới Giao Châu vào
khoảng năm 255-256, và có dịch kinh Pháp hoa Tam muội. (BA).
Xem mấy thí dụ trên, ta thấy rằng nhiều vị tăng dịch kinh Phật là người
Ấn Độ hay người Tây Vực. Ngoài số những vị đã do đường bộ tới Trung
Quốc, một số đã đi đường bể. Những vị này tất nhiên phải học Hán tự. Các
vị ấy chắc phần lớn đã qua và ở đất Giao. Vì thế, đạo Phật rất có thể đã tới
nước ta trước khi đến nước Trung Quốc.
Cho đến sư Đàm Thiên, cũng là người Indoscythe, ở phía tây băc An
Độ. Sư rất giỏi Hán văn. Sở dĩ sư lại rõ tình hình Phật giáo ở Giao Châu,
chắc vì cũng có thời kỳ qua ở đó.
Lịch sử Phật giáo ở nước ta, từ ban đầu đến lúc phái Thiền tông xuất
hiện, không được biết rõ nữa, vì không ai biên chép lại. về Thiền tông, thì
sách TUTA còn chép khá kỹ càng.
Dòng Thiền tông lại có hai phái: phái Nam Phương và phái Quan Bích.
Phái Nam Phương vào ữước, phái Quan Bích vào sau. Nhưng từ đời Đinh,
hai phái đều phát triển một cách thịnh vượng.
295