Page 279 - Lý Thường Kiệt
P. 279

LÝ THƯỜNG KIỆT


        mà Câu Lậu thì lại là đất huyện Thạch Thất ở hữu ngạn sông ấy). Nay xét các sách TT và
        VSL, ta thấy ở đời Thái Tông có Thái úy Q u ách   T hịn h   D ậ t là tướng mà Thái Tông sai cầm
        quân đánh Nùng Trí Cao năm 1048. Có thể đó là người sinh ra Thường Kiệt.
           Nếu quả như vậy, thì tại sao Thường Kiệt lại thành họ Lý. Mộ chí Đỗ Anh Vũ đã trả
        lời sẵn:  ấy vì vua ban quốc tính  cho ông. Tuy mộ chí không nói chuyện ấy xảy ra vào
        năm nào, nhưng có lẽ vào năm ông được ban hiệu T h iên   tử  n gh ĩa  n am . Vua nhận ông làm
        con nuôi, thì tự nhiên cho ông họ Lý.
           Trước khi tìm lại đích xác mộ chí này,  tôi chi tạm dịch đoạn có nói đến Lý Thường
        Kiệt và sự liên quan giữa ông và Đỗ Anh Vũ. Đoạn ấy như sau:
           "Tổ tiên Đỗ Anh Vũ là thái úy họ Quách, vốn người huyện Câu Lậu thuộc Tế Giang.
        Quách thái úy sin h   T h ư ờ n g  K iệt giúp triều Nhân Tông. Đó là quan thái úy được vua ban
        quốc tính Lý. Cha Đỗ Anh Vũ tên là Tướng, họ Đỗ, tức là cháu ngoại sanh (nghĩa là con
        chị hay con em gái) quan thái úy họ Lý".
           Xem đó, ta thấy rằng các thần tích, dẫu là xưa như những chuyện chép theo sách V iệt
        điện   u  lin h , cũng rất đáng nghi ngờ. Nhất là khi các thần tích ấy chép rõ các chi tiết vụn
        vặt, thì lại càng nên nghi hoặc.
           Mộ Yên Lạc đã là mộ Đỗ Anh Vũ, thì mộ Thường Kiệt ở đâu? ở  làng Ngọ Xá không
        hề nghe nói đến mộ ông.  Mà  mộ cũng không thể ở phường Thái Hòa được, vì  đời Lý,
        phường này còn ở trong thành Thăng Long.  Phải  chăng rằng ông đã  hỏa  táng và  tàn
        được giấu vào ngôi tháp nào chăng? Hay là có mộ ở nơi nào nhưng nay chưa biết. Trong
        mục lục sách VĐUL, có chú thích dưới hiệu ông mấy chữ G ia   L âm   h ư ơ n g .  Ây muốn nói
        đền chính  thờ Lý Thường Kiệt là ở làng Gia  Lâm  (sau  thành huyện).  Vậy  có  lẽ  tìm kỹ
        càng, ta còn có thể thấy mộ và mộ chí của ông trong địa hạt Gia Lâm ngày nay. Làng Gia
        Lâm cũng không xa làng Yên Lạc bao nhiêu; có lẽ cũng vì lẽ ấy, mà người đời sau lẫn với
        nhau hai vị thái úy đời Lý cùng được ban quốc tính. 7.
           ”  Bài tựa  thần tích ở đền làng Ngọ Xá có chép lại mấy câu trong sắc thần cũ: "Anh
        hùng  xuất  thế,  văn  võ  tư kiêm.  Bảo  đại  định  công,  nẫm  chẩn  uy  thanh  ư  tuyệt  vực;
        khang dân thọ quốc, trường lưu tuấn dự ư thanh biên", nghĩa là: A n h  h ù n g  hơn ch ú n g ,  văn
        v õ  g ồ m   hay.  G iữ  đạo,  đ ịn h   công,  từ n g  rậ y  u y  th an h   n ơ i lạ;  y ê n   dân ,  cứ u   nước,  lâu   còn   tiế n g  tố t sử
        xanh.  7.


















                                          2 9 0
   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284