Page 277 - Lý Thường Kiệt
P. 277
LÝ THƯỜNG KIỆT
’ Bia LX, dựng sau khi Lý Thường Kiệt mất, kể đủ các chức tước của ông như sau: S u y
thành, H iệp m ư u , T hủ chính, T á lý, D ự c đ ớ i cô n g th ần , T hủ th ư ợ n g th ư lệnh, K h ai p h ủ n g h ị đ ồ n g
ta m ty , N h ậ p n ội n ội th ị tin h đô đồ tri, K iểm hiệu th ái ú y , K iêm n g ự s ứ đ ại p h u , D a o th ụ ch ư trấn
tiế t độ sứ , Đ ồ n g tru n g th ư m ôn hạ bìn h ch ư ơ n g sự , T h ư ợ n g trụ quốc, T h iên tứ n gh ĩa đệ, P h ụ quốc
th ư ợ n g tư ớ n g qu ân , V iệt quốc côn g, T hự c ấ p n h ất vạ n hộ, T hự c th ậ t p h o n g tứ th iên hộ. Nghĩa là:
Kẻ bầy tôi có công, trung thành, bày mưu, cầm tiết, giữ chính, giúp việc, phò tá; coi việc
ty thượng thư, được quyền mở phủ, ngang với tam ty, được vào nội, coi tất cả các việc
chầu trong cung, lĩnh chức thái úy đứng đầu các quân; kiêm chức ngự sử đại phu kiểm
soát việc chính; ở Kinh coi việc quân tất cả các trấn, cùng coi việc bí thư, hằng ngày đến
gần vua bàn việc; hàm thượng trụ quốc; đã có công bắt được tướng giặc; em nuôi vua;
chức thượng tướng giúp nước; tước quốc công, hiệu Việt; được phong lộc hạng một vạn
hộ; được thật phong lộc bốn nghìn hộ.
Bia BA (dựng trước khi ông mất) kê có khác một vài chữ như sau: Chữ h iệp ờ bia BA
viết khẩu và th ập, ở LX viết th ậ p và ba ch ữ lực; chữ n g h ị đ ồ n g thì BA viết kh âm đ ồn g; chữ phụ
quốc thì BA viết khai quốc. 7.
về mộ Lý Thường Kiệt, bia Nhữ Bá Sĩ nói là ở làng Yên Lạc ở phủ Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên. Không biết rằng Bá Sĩ chép sự ấy theo ai, nhưng có lẽ theo sổ các vị thần
được ghi vào điển bộ. Chính trong sách ĐNNTC, soạn đời Tự Đức, cũng chép rằng
huyện Kim Động có đền thờ Lý Thường Kiệt.
Nhưng theo lời các làng thuộc tỉnh Hưng Yên khai các vị thần thờ trong hạt, để trả
lời một cuộc điều tra của viện Bác cổ năm 1938, thì những làng Yên Lạc và lân cận (Cao
Quán, Hoàng Vân Ngoại, Hoàng Vân Nội, Thổ Khối, Kim Tháp nay thuộc huyện Đông
An (Phủ Khoái Châu kiêm lý), và Đào Xá, Tượng Cước, Bình cầu, Vũ Xá, Đề cầu, Lôi
Cầu thuộc Kim Động) đều khai tên thần mình là đ ứ c th án h L ác và tên là Đ ỗ A n h V ũ.
Nhưng đến khi kể thần tích, thì phần lớn đều kể chuyện của Lý Thường Kiệt đánh
Chiêm Thành và đánh Tống.
Đền chính là đền Yên Lạc, nay cũng thuộc về huyện Đông An; cho nên thường chỉ
gọi thần là đức thánh Lác mà thôi, vì tên tục làng là Lác. Làng còn có đám đất chừng tám
mẫu gọi là cấm địa, trong đó có mộ của thần.
Vì sao có những sự mâu thuẫn như thế? Và đức thánh Lác đích là ai?
Thuở xưa mộ thần có một bia lớn, nhưng nay đã "chìm" mất. Đó là theo lời người
làng Yên Lạc. Họ lại kể chuyện rằng vì trẻ chăn trâu thường đốt lửa cạnh bia, cho nên bia
đã vỡ và lấp xuống đất mất. Nhưng làng còn bản sao bia ấy. Tuy kẻ chép lại có bỏ sót
hoặc viết sai một vài chữ, và tuy rằng bản sao không có niên hiệu và tên người làm bài
bia, nhưng tôi đã xét kỹ nội dung bài văn bia, thì thấy rằng bia ấy thật dựng từ đời Lý, và
dựng vào năm 1158. Ngoài những chứng như cách dùng chữ hư tự N ã i, Y ên , giống ở các
bia đời Lý khác, ngoài những chuyện chép khá phù hợp với sách TT, còn có một chứng
rất chắc chắn là sự sau này. Bia có chép rằng Lý Anh Tông lấy con gái họ Đ ỗ tên T h ụ y
C h áu . Việc ấy trong TT không có. Nhưng trong VSL lại có (VSL 1175). Ta biết rằng sách
VSL đã viết vào đời Trần, và bị mất ở xứ ta, có lẽ vào khoảng đời Minh Vĩnh Lạc. Sự bia
288