Page 281 - Lý Thường Kiệt
P. 281
LÝ THƯỜNG KIỆT
nhận rằng Phật giáo hành ở xứ ta, cũng như ở Trung Quốc bấy giờ, đã dung
hòa với Đạo giáo và những tín ngưỡng gốc ở dân gian. Nó đã biến thành
một tông giáo lấy Phật làm gốc, nhưng lại ghép vào các vị thần linh, mà xưa
chi là một mãnh lực thiên nhiên. Và nó dùng những kỳ thuật, theo đuổi
những mục đích thích hợp với Đạo giáo hơn là Phật giáo.
Địa vị các tăng già, trong suốt đời Lý, vẫn là trọng; nhưng ảnh hưởng
về chính trị hình như không có bao nhiêu, v ề phương diện tinh thần và
luân lý, thì hẳn rằng Phật giáo có ảnh hưởng lớn. Nó đã đổi cái triều đình
vũ phu và mộc mạc của các đời Đinh, Lê, đóng ở chỗ đầu ngàn cuối sông, ra
một triều đình có quy mô, có lễ độ, ở giữa bình nguyên, có thể so bì với các
nước khác ở miền bắc.
2. Đạo Phật tới Việt
Nhờ một câu chuyện giữa thái hậu Linh nhân, tức bà Ỷ Lan, mẹ Lý
Nhân Tông, với một nhà sư có học uyên bác, mà ta còn biết gốc tích đạo
Phật ở nước ta. Sách TUTA còn ghi chuyện ấy rất rõ ràng trong chuyện
Thông Biện quốc sư (TUTA 19a).
Ngày rằm tháng 2 năm Hội Phong thứ 5 (1096), thái hậu đặt tiệc chay ở
chùa Khai Quốc, thết các tăng. Tiệc xong, thái hậu kê cứu đạo Phật với các
vị sư già học rộng. Thái hậu hỏi:
"Nghĩa hai chữ Phật và Tổ thế nào? Bên nào hơn? Phật ở phương nào?
Tổ ở phương nào? Đạo tới xứ ta đời nào? Truyền thụ đạo ấy, ai trước ai sau?
Mà sự niệm tên Phật, hiểu tâm tổ là do từ ý ai?"
Các sư đều im lặng. Chi có vị Trí Không trả lời rất tường tận từng khoản.
Vì đó, thái hậu ban cho sư hiệu Thông Biện quốc sư. v ề đoạn truyền giáo
vào xứ ta, lời sư đại khái như sau:
"Phật và Tổ là một. Phật truyền đạo cho Ca Diệp, v ề đời Hán có Ma
Đằng đem đạo vào Trung Quốc, Đạt Ma lại truyền vào nước Lương và nước
Ngụy. Đạo rất thịnh khi dòng Thiên thai thành lập. Dòng ấy gọi là Giáo tông.
Sau lại có thêm dòng Tào khê, tức là dòng Thiền tông. Hai dòng ấy vào nước
ta đã lâu năm. v ề dòng Giáo, có Mâu Bác và Khang Tăng Hội là đầu. v ề dòng
292