Page 289 - Lý Thường Kiệt
P. 289

LÝ THƯỜNG KIỆT


             5.  Tăng và chính trị
             Lúc nước ta vừa được độc lập, vua đều là những kẻ võ biền.  Sở dĩ các
         vua ấy trọng tăng đồ, một phần chắc vì lý do chính trị. Tuy không có chứng
         gì tỏ rằng các vua Đinh và Lê mộ Phật, nhưng dân gian bấy giờ chắc theo
         đạo Phật nhiều. Trái lại nhiều việc, còn chép  trong sử, tỏ rằng các vua ấy
         hành động thường trái với điều dạy phải từ bi của Phật, vì như những cực
         hình dùng ở đời ấy: cột đồng đốt nóng, vạc dầu đun sôi, chuồng hổ báo, cũi
         ngâm sông.

             Các vua lại nhận thấy rằng các tăng có học rộng hơn mình và hơn các
         tướng. Tuy bên cạnh võ  tướng còn  có nho  thần, nhưng những người này
         thường  hay  cố  chấp  trong những thuyết  trung quân,  cho  nên  không  thể
         trung thành với một ông vua mới, đã cướp quyền của chúa mình. Vì những
         lẽ ấy, các vua Đinh, Lê đã lợi dụng học vấn của tăng đồ để trị  dân và đối
         ngoại. Cũng như đại đa số người đương thời, các vua rất tin rằng các tăng
         và đạo sĩ có những thuật làm cho họ biết trước những sự hay dở tương lai,
         hay là có thể cầu cho họ được phúc và tránh họa.
             Vị sư đầu tiên được tham gia chính sự là đại sư Khuông Việt, giúp Đinh

         Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Sư tên Ngô Chân Lưu, dòng dõi vua Ngô. Bé
         học nho, lớn theo Phật. Đinh Tiên Hoàng ban cho chức tăng thống và hiệu
         Khuông Việt đại sư, nghĩa là vị sư lớn giúp nước Việt (TT 971 và TUTA 8a).
         Sau khi Lê Hoàn lên ngôi, "phàm sự quân quốc, đều giao cho sư hết". Đó là
         lời sách TUTA, còn sách TT chỉ chép việc Khuông Việt giúp vua Lê đón sứ
         Tống mà thôi (XIV/7).
             Lúc Lý mới lập cơ nghiệp, sư Vạn Hạnh đã có ảnh hưởng nhiều. Từ đời
         Lê, sư có tiếng là một kẻ tiên tri. Cho nên Lê Đại Hành đã từng hỏi ý kiến,
         trong khi đánh Tống và đánh Chiêm. Sách TUTA chép rằng: về việc chống
         Tống, sư đoán nội trong ba bảy ngày giặc sẽ tan, còn về việc đánh Chiêm,
         thì sư khuyên nên đánh chóng (TUTA 52a).  Các sách sử ta đều kể chuyện
         Vạn Hạnh đã đoán được câu sấm, mà sâu ăn thành ra trên cây vông gạo; và

         sư biết trước rằng nhà Lê sắp mất và nhà Lý sẽ lên. Sư bèn nói với Lý Công


                                           300
   284   285   286   287   288   289   290   291   292   293   294