Page 288 - Lý Thường Kiệt
P. 288

vì DÂN-vì ĐẠO

        Con  cháu  những nhà  quyền  quý cũng không ngần  ngại bỏ  nhà  theo
    Phật giáo, nhu các cháu họ Lý Thường Kiệt (bia LX), sư Mãn  Giác con Lý
    Hoài Tố, Diệu Nhân ni sư con nuôi Lý Thánh Tông và sư Viên Chiếu cháu thái
    hậu Linh Nhân.

        Xem chuyện các cao tăng trong sách TUTA, ta  thấy phần nhiều các vị
    này giỏi nho học, hay khi bé thường học Nho rồi sau mới theo Phật. Nhưng
    trong khoảng đầu đời Lý, chưa mở khoa thi nho. Sau, dần dần nho học tiến
    mạnh. Tam giáo tịnh hành. Các khoa thi nho được mở đều, và các khoa thi
    tam giáo cũng được lập vào cuối đời Lý Cao Tông (năm 1179 và 1195, TT).
    Các nho thần như Đàm Dĩ Mông đã bắt đầu kiềm chế tăng đồ, kiểm điểm
    khảo hạch tăng chúng. Năm 1179, Lý Cao Tông sai thi các đệ tử tăng quan
    tụng kinh Bát Nhạ**’ (TT).
        Nhân các vua trước, như Thần Tông, Anh Tông mê đạo, nhiều dân đinh
    xin độ làm tăng để trốn khỏi dao dịch. Lại có những ác tăng làm điều phạm
    pháp. Cho nên năm 1198, Đàm Dĩ Mông nói với vua rằng: "Bây giờ, tăng đồ
    gần bằng số dịch phu. Chúng tự kết bè, bầu chủ, họp nhau thành từng bầy.
    Chúng làm nhiều việc bẩn thỉu.  Hoặc ở nơi giới trường,  tĩnh xá, mà công
    nhiên rượu thịt; hoặc ở trong trai phòng tĩnh viện, mà âm thầm gian dâm.
    Ngày ẩn, tối ra,  thật như đàn cáo chuột.  Chúng làm bại  tục, thương giáo;
    dần dần thành thói quen. Nếu mà không cấm, thì lâu thành quá lắm".

        Vua Cao Tông cho lời Dĩ Mông nói là phải. Sai Dĩ Mông triệu tập tăng
    đồ trong xứ, lại ở các nơi cốc xá;  chọn chừng mười người có tiếng, lưu lại
    làm tăng. Còn dư, thì đánh dấu vào tay mà bắt hoàn tục.
        Chắc rằng lời Dĩ Mông quá đáng, và sự sa thải triệt để tăng đồ là một
    phần do nho gia bài xích dị đoan. Tuy vậy, đạo Phật không phải vì đó mà
    suy.  Trạng  nguyên  Lê  Quát,  là  dòng  dõi  Lê  Văn  Thịnh,  phải  phàn  nàn,
    trong bia  chùa  Thiệu  Phúc  dựng đời Trần,  rằng:  "Làng xóm  nào  cũng có
    chùa, mà không đâu thấy thờ Khổng thánh".



      Bát Nhạ,  nguyên chữ Hán là  n%íề, thường đọc là Bát Nhã,  chỉ  khái niệm  prajnã  (tuệ
    giác) của Phật giáo. (BBT).

                                      299
   283   284   285   286   287   288   289   290   291   292   293