Page 271 - Lý Thường Kiệt
P. 271
LÝ THƯỜNG KIỆT
hay sao! Thật, ông giúp vua, làm nước nhà giàu mạnh đã lâu năm. Như thế có thể để
lại muôn đời cái chính tích sáng láng của kẻ bầy tôi đó!"
Bia STDL tán dương võ công đời Nhân Tông có những câu:
"Trên ngôi yên lặng, quanh nước vỗ về. Thình lình biên lại làm xằng;
đến nỗi bắc thùy có biến. Dồn dập ruổi quân cự địch, ầm ầm sấm động ra
uy. Thành Ung Châu ức nghìn quân giặc, tan tành như trận gió cuốn mây;
sông Như Nguyệt trăm vạn binh thù, vỡ lở như mặt trời đốt giá. Tuy ngoài
trận, tướng quân ra sức; nhưng trong cung, hoàng thượng bày mưu. Từ đó
về sau, ngôi cả thảnh thơi, nhân dân phú thọ. Gió nhân thổi hóa dân ngu,
mưa huệ thấm nhuần cõi lạ. Vua Chiêm, Sạ Chế bỏ cung thất xin tới làm
dân; chúa nước La Vu, lìa sơn hà sang quy chịu phục. Chúng đều dốc chí
kính tôn, nghiêng lòng theo dõi".
Chỉ cần nhắc lại rằng bấy giờ vua Nhân Tông mới lên mười tuổi, thì ta
đủ hiểu rằng lời khen trên quy vào Lý Thường Kiệt là kẻ vừa cầm quyền
vừa cầm quân.
Đời Trần tuy không có văn tán dương công trạng Lý Thường Kiệt để lại,
nhưng sách Việt điện u linh viết đời ấy, còn chép chuyện ông, và nói vua
Trần Nhân Tông phong sắc thần cho ông. Thế cũng đủ biết danh ông còn
lừng lẫy ở đời ấy. Chỉ tiếc rằng Lê Văn Hưu, trong Đại Việt sử ký, không để
lại một lời bàn.
Đầu nhà Lê, Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô đại cáo, có nói rằng hào kiệt
nước ta đời nào cũng có; cho nên “Triệu Tiết nghe tiếng giật mình!". Đó là một
câu để ca tụng kín đáo Lý Thường Kiệt.
Trong đời Lê Thánh Tông, văn học đại thịnh. Tuy đối với những kẻ
hoạn thần, sử gia đã có lòng khinh dể, nhưng Ngô Sĩ Liên khi chép đến trận
ưng Châu, cũng phải phê bình: “Vua Tống ban tên thụy cho Tô Giàm là Trung
Dũng, cũng đủ làm rạng lòng trung dũng của Lý Thường Kiệt" (TT).
Đặng Minh Khiêm (đậu Hoàng Giáp đời Hồng Đức thứ 18, năm 1497) có
bài thơ vịnh Lý Thường Kiệt trong Thoát hiên vịnh sử thi:
Đệ huynh chi xích thị minh quang
Tài lược kiêm ưu hữu mão dương
282