Page 269 - Lý Thường Kiệt
P. 269

LÝ THƯỜNG KIỆT

            Năm Cảnh Hưng thứ hai (T. Zu 1741), vua sai theo lệ trước lập đền ấy.
        Giao cho dân ba thôn Bùi, Đồ, Thị trông coi việc tế tự. Những kẻ sung vào
        việc  đền  đều  được  tha hết  thuế,  dịch  khác.  Năm  Cảnh  Hưng,  Bính Thân
        1776, lại gia phong cho đền hai chữ tối linh, nghĩa là rất thiêng (theo tựa thần

        tích ờ làng Ngọ Xá).
            Những điều ban ấy, thì trước năm 1942 đã bỏ hết; nhưng miếu vẫn còn.
        Miếu ở phía tây Đò Lèn, cách cầu xe lửa chừng 2 km. Miếu dựng trên bờ bắc
        sông Lèn  (Nga  Giang),  ở chân  nam  núi  Ngưỡng Sơn.  về  kiến  trúc,  miếu
        không có gì đặc biệt. Chỉ có ba gian nhà ngói sơ sài, trên một nền đất cao.
        Trong đền, tự khí chỉ có ba hương án với một ngai và đồ ngũ sự bằng gỗ mà
        thôi. Vật gì cũng là đồ mới, đơn sơ. Trên thềm miếu có hai tấm bia, là đồ cũ
        hơn cả. Bia ở phía tây, là bia NBS, mới làm và khắc đời Tự Đức thứ 29 (1876).
        Bia ấy khá lớn, chữ khắc cả hai mặt. Bài bia là thần tích do Nhữ Bá Sĩ, là một
        nhà nho học có tiếng trong đời Thiệu Trị, Tự Đức ở Thanh, soạn theo thần

        tích cũ, lại có tham khảo Việt sử, Tống sử và các sử khác. Tuy trong đó có
        những sự chép sai lầm, nhưng đối với các ký tải khác, thì đầy đủ hơn cả.
            Bia đặt phía đông là bia chùa Linh Xứng, nay đem vào để gửi đó. Bia
        khắc đời Lý. Chữ còn rất rõ, nét rất tốt (xem ảnh III). Bia nhỏ hơn bia NBS,
        làm bằng đá xanh thớ mịn. Không trang sức. Những chữ triện ở "trán" đẹp,
        và nhất là con rùa đội bia lại có vẽ mỹ thuật. Bài văn bia và bài minh rất dài,
        khắc hết cả hai mặt bia. Người soạn văn bia là một vị cao tăng đã từng làm
        việc dưới quyền Lý Thường Kiệt. Trong chương XV sẽ nói rõ về bài bia này.
            Trước  đền  có  đám  đất  hoang,  hơi  trũng,  hình  như  là  một  cái  hồ  cũ.
        Trước vườn có cửa tam quan gồm bốn cột gạch sơ sài. Trước cửa là đường
        đê, thông lộ từ huyện Nga Sơn đến huyện Vĩnh Lộc. Bên kia sông, có đền
        thờ Lý Thường Hiến, có vẻ tráng lệ hơn nhưng lại không có bia đời Lý.

            8.  Dư luận
            Công trạng  Lý Thường Kiệt  lớn  lao  như  thế.  Đời  Lý  đã  rất  được  tán

        dương. Các bia Linh Xứng, Báo Ân và Hương Nghiêm đã ghi lại một vài lời
        tán tụng.


                                          2 80
   264   265   266   267   268   269   270   271   272   273   274