Page 264 - Lý Thường Kiệt
P. 264

vì  DÂN  - VÌ ĐẠO

        Vua cố gắng như vậy, nhưng tai nạn cũng không tránh khỏi. Cuối năm

    Canh Thìn 1110, bệnh dịch phát to trong nước (TT và VSL, tháng Chạp). Vì
    vậy, mà đầu năm sau, vua mới cải nguyên và mời Lý Thường Kiệt về kinh.
        Ông có thay đổi chính trị gì không? Các sử ta chép những khoảng này
    rất sơ sài, nên không thấy nói gì về chính sự. Chỉ thấy trong mấy năm liền,
    chép rặt chuyện dựng chùa, xây tháp; chuyện sai hoàng hậu và phi tần ăn
    chay cầu tự; và chuyện vua đi các hành cung xem cày, gieo thóc, xem đánh
    cá, hoặc săn voi. (VSL).
        Tuy nhiên, ta cũng còn thấy sử chép một đôi việc, có thể đoán là do sáng
    kiến của ông mà ra. Liền sau khi ông từ Thanh Hóa trở về triều, ông đổi châu
    Hoan ra phủ^^^ Nghệ An (VSL). Chắc rằng, ông đã thấy vị trí quan trọng của

    châu Hoan trong việc phòng thủ nước nhà, nên ông cất xứ ấy lên hàng phủ
    để tăng số quân lính coi giữ. Cuối năm Nhâm Ngọ 1102, lụt to, nên đầu năm
    sau ông sai các nơi trong và ngoài thành đều đắp đê chắn nước (VSL).
        Tuy chính tích ông còn ghi rất ít, nhưng ta cũng tin rằng sự ông về triều
    đã làm yên lòng vua và dân. Những năm sau đó đều là những năm thịnh.
    Sử còn chép rằng vào tiết lập xuân, tháng Chạp năm Nhâm Ngọ, đầu năm
     1103*^^, "thụy tuyết" xuống. Tuyết là sương muối chăng? Bấy giờ cho rằng nó
    báo điềm tốt. "Rồng vàng" lại hiện, "mây tốt" cũng thấy trên trời, hươu đen
    tự nhiên tới. (VSL).

        Vua ban áo lạnh cho các quan, đặt lễ thu yến (VSL 1101). Thái hậu đem
    tiền kho chuộc con gái nhà nghèo đã phải thế thân để trả nợ, rồi đem gả cho
    những đàn ông góa vợ nhưng không có tiền cưới vợ khác (TT và VSL 1103).
    Sứ Chiêm tới cống. Vua sai Đỗ Anh Hậu đi sứ Tống. Thật là cảnh tượng thái
    bình.  Chỉ có cuối năm Quý Mùi 1103, đầu năm Giáp Thân  1104, có loạn ở
    miền nam, nhưng hình như cũng không nguy kịch mấy.
        Sau khi Lý Thường Kiệt tự đem quân dẹp các loạn Lý Giác ở Diễn Châu
     (1103), và Chiêm Thành ở các châu Bố Chúìh (1104), ông liền tổ chức lại quân
    đội trong nước. Tháng 3 năm Giáp Thân 1104, duyệt lại các đơn vị, từ cấm binh
    đến dân quân. Đổi hai đội binh Hoàng Nam Dũng Tiếp tả và hữu ra đô Ngọc



                                       275
   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269