Page 263 - Lý Thường Kiệt
P. 263
LÝ THƯỜNG KIỆT
Tân Sửu 1101 việc vua Nhân Tông cải nguyên, lấy niên hiệu Long Phù (VSL
chép Long Phù Nguyên Hóa) và cử Lý Thường Kiệt kiêm chức nội thị phán
thủ đô áp nha hành điện nội ngoại đô tri sự, nghĩa là một chức quan hầu gần
vua, và coi hết các việc trong ngoài cung điện. Như thế đủ tỏ rằng có sự
thay đổi lớn ở triều trong năm ấy, và Lý Thường Kiệt được gọi về kinh.
Hai chứng phù hợp với nhau cho ta biết chắc rằng năm Tân Sửu, vua
Lý Nhân Tông mời ông về Thăng Long giữ chức tể tướng trở lại. Lúc rời
kinh, ông 64 tuổi; bấy giờ trở về, đã 83 tuổi.
Vì lẽ gì có việc thay đổi này?
Năm năm trước, thái sư Lê Văn Thịnh bị cách chức, vì có việc vua hiềm
nghi ông muốn dùng thuật pháp để hại vua (XIV/6). Văn Thịnh bị đày vào
Thanh Hóa*^’, giao cho Thường Kiệt giữ. Sử không chép ai thay ở chức tể tướng.
Sau đó mấy năm liền, nhiều hiện tượng thiên nhiên xảy ra, mà người ta
cho là điềm xấu, báo sự Trời không bằng lòng nhân chính hay tin trước
những sự tai họa sắp xảy ra, như: tật dịch, binh đao, hoặc một vị đại thần,
thái hậu, vua sắp mất. Khi thấy có những điềm ấy, vua thường tự xét mình
có tội lỗi gì và tìm phương cứu chữa. Hoặc sai xét lại các án, hoặc phóng
thích tù nhân, hoặc cầu "trực ngôn", nghĩa là cho phép công luận một cách
không dè dặt chỉ trích chính sách triều đình và đề khởi những chính sách
mới. Cũng có lúc dùng lễ bái để cầu Trời, cầu Phật tha lỗi, hay là dùng một
cách giản dị hơn, là đổi niên hiệu để tỏ mình bắt đầu một kỷ nguyên mới,
như một người thường dân, gặp vận đen, đổi nhà hay đổi họ, đổi tên.
Năm Đinh Sửu, chín tháng sau khi Lê Văn Thịnh phải tội, trên trời, sao
hiện giữa ban ngày. Vua liền xá tội cho các tù nhân giam ở nhà ngục Đô Hộ
Phủ ở Thăng Long (VSL 1097). Một năm sau nữa, đất động, sao chổi lại hiện
ra. Vua 35 tuổi, vẫn chưa có hoàng trừ. Vua lập đàn, có xây núi Ngao Sơn
trên đất cạn; dựng đài cao, xung quanh treo đèn đủ sắc, đủ kiểu, ở trên có
vũ nữ múa, nhạc công cử nhạc (VSL 1098). Rồi ữong hai năm, vua Nhân
Tông và thái hậu dựng nhiều chùa, ở núi An Lão (ở Kiến An, 1099, VSL), ở núi
Tiên Du (ở Bắc Ninh, 1110 VSL). Vua sai Kiều Vãn Tư đi sứ Tống để xin kinh
Tam Tạng (tháng 7 năm c. Th 1110, VSL).
274