Page 258 - Lý Thường Kiệt
P. 258

vì DÂN-vìĐẠO


    1085. Vậy, bia LX nói đầu niên hiệu ấy có lẽ chỉ vào năm 1076, và đó là năm
    vua ban cho ông hiệu Thiên tử nghĩa đệ mà thôi. Bia BA chép rõ ràng hơn.
    Bia  ấy  nói:  "Năm  Nhâm  Tuất,  Hoàng đế  đặc  gia  một  quân  ở trấn  Thanh
    Hóa, ban cho ông làm phong ấp". Năm Nhâm Tuất 1082 chính là năm truớc
    khi có những việc Nhân Tông thân hành đã kể trên.
        Vậy  thì  chắc  rằng  trong năm  Nhâm Tuất,  ông  ra  đóng  ở  trấn  Thanh
    Hóa. Có lẽ vào cuối năm ấy. Song hình nhu ông đã được trao quyền coi Ái

    Châu từ trước, nhưng chỉ phải dao thụ, nghĩa là ở xa trông coi mà thôi. Từ
    lúc  đánh  Chiêm Thành về, ông đã có chức Nam  bình  tiết độ sứ (11/6).  Nam
    bình đây có thể trỏ ba châu mới được. Ta sẽ thấy rằng (XV/3), năm Tân Dậu
    1081, Lý Thường Kiệt có lần vào Thanh Hóa xử việc chia ruộng cho giáp Bối
    Lý. Vậy bấy giờ, ông đã được coi riêng đất Thanh Hóa rồi.
        Lý Đạo Thành mất năm Tân Dậu 1081. Chi còn Thường Kiệt là kẻ chế
    lại ít nhiều  uy quyền  của  Nhân Tông,  ông đi  xa,  thì vua  mới  thân  chính
    thực sự được. Chắc đó là một cớ khiến ông vào trấn Thanh Hóa.
        Vả theo lời Triệu Tiết, vua và thái hậu oán Thường Kiệt đã  gây chiến

    tranh  với  Tống  (X/5).  Tuy  những  ý  tưởng  của  người  Tống  đối  với  người
    nước ta phần nhiều là những thành kiến chủ quan, nhưng trong cơn nguy
    kịch, đang khi quân Tống uy hiếp lăng tẩm và kinh thành nhà Lý, thái hậu
    và vua, là đàn bà con trẻ quen sống thái bình, êm ấm, chắc chẳng khỏi có lúc
    nản  lòng,  và  oán  viên  đại  tướng  quen với  trăm  trận,  không nghĩ  đến  sự
    nhàn thân. Vả bấy giờ chiến tranh đã xong, mà lại đòi được tất cả những đất
    đã mất. Danh dự và quyền lợi đã bảo toàn. Thế mà Thường Kiệt còn gắt gao
    đòi lại những đất Vật Ác, Vật Dương. Tháng 9 năm ấy, ông lại sai quân vào
     đánh Nùng Trí Hội để chiếm đất Vật Dương, và có lẽ còn sửa soạn tấn công

    mạnh  vào  đất  Tống  nữa.  Những  lời  Ngô  Tiềm  nói,  và  những  tin  đồn  ở
     Quảng Tây rằng quân ta sắp đánh Tống, dẫn lại trong chương trước (XII/7),
    chứng thực cho sự sửa soạn ấy. Tự nhiên, thái hậu sợ vì ông mà chiến tranh
     lại bùng nổ một lần nữa. Đó là cớ thứ hai mà thái hậu và vua muốn ông bỏ
     chính quyền.


                                       269
   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263