Page 256 - Lý Thường Kiệt
P. 256
CHƯƠNG XIII
COI ĐẤT MIỀN NAM
1. Tu bổ nội trị
Sau khi đánh lui quân Tống, thanh thế Lý Thuờng Kiệt lại càng lừng
lẫy. Vua mới muời hai tuổi. Quyền vẫn ở trong tay tể tuớng*^'.
Thường Kiệt đã lo lắng khôi phục những đất đã mất và đòi lại những
châu động bị sáp nhập vào Tống truớc khi có đại chiến tranh (XII). Đối với
trong nước, ông cũng tu bổ đê điều, đường sá, đình chùa hư hỏng vì chiến
tranh, ông sửa đổi việc hành chính, tuyển thêm nhân viên giúp việc các
công sở.
Ta đã thấy rằng quân ta đắp đê bờ nam sông cầu thành một bức trường
thành để ngăn quân Tống. Các trận kịch liệt chắc đã làm cho đê hư hỏng
nhiều. Tháng 9 năm Đinh Tỵ 1077, có lệnh đắp lại đê con sông ấy. Khoảng
đắp lại dài 67.380 bước (VSL), bằng ước chừng 35 km, có lẽ từ ngã ba sông
Như Nguyệt đến chân núi Kháo Túc.
Tháng Giêng năm sau (Mậu Ngọ 1088), thành Đại La cũng được đắp lại
(TT; VSL chép tháng Giêng nhuận). Có lẽ ông còn sợ quân Tống trở lại, cho
nên tu bổ các thành trì. Sự chữa đê Như Nguyệt kỳ thật là để làm chắc thêm
phòng tuyến chống xâm lăng.
Sau một năm loạn lạc, các đền đài, tự quán bị hư hỏng nhiều (theo Mộ
chí Lưu Ba), ông sai sửa chữa lại.
v ề việc hành chính, liền sau khi đánh Ung Châu về, đã có sự cải lương.
Ông chọn những kẻ hiền lương có tài văn võ để cai quản quân và dân.
Trong sự chọn lọc quan liêu, hình như tài văn học bắt đầu được chú ý lắm.
Cuối năm Bính Thìn 1076, chọn những quan viên văn chức hay chữ dạy
267