Page 259 - Lý Thường Kiệt
P. 259
LÝ THƯỜNG KIỆT
Tuy vậy, như ta đã thấy, triều đình Lý vẫn thiết tha muốn đòi lại hai
động Vật Ác và Vật Dương. Nhưng lại chỉ muốn dùng lối ôn hòa. Trước đó
bốn năm, Tống đã đòi Lý xử tội Thường Kiệt đã gây chiến tranh. Nếu ông
rời ngôi tể tướng, có lẽ sự điều đình sẽ dễ dàng hơn. Đó là lẽ thứ ba, khiến
vua Lý Nhân Tông sai ông vào coi trấn Thanh Hóa.
Thường Kiệt phải bỏ Thăng Long vào Thanh Hóa là một sự bất đắc dĩ,
nhưng không phải là ông bị cách chức, hay khiển trách. Vua Lý Nhân Tông
lại đặc biệt đặt thêm một quân ở Thanh Hóa để phó cho ông, và phong ông
một vạn hộ ở Việt Thường, nghĩa là ở ba châu ngoài dãy núi Hoành Sơn (bia
LX). Như thế đủ tỏ rằng tuy thôi chức tể tướng, nhưng ông vẫn rất được tôn
trọng. Vả hình như trong hồi ông ở Thanh Hóa, các triều thần như Lê Văn
Thịnh vẫn chịu ảnh hưởng của ông trong việc điều đình với Tống để đòi đất.
3. Trị trấn Thanh Hóa
Thanh Hóa là một trấn giàu, rộng, được khai thác từ đời Hán, Đường.
Nhân dân trù mật, và rất được giáo hóa. Các việc cai trị và hành chính ở đó
chẳng khác gì ở trung nguyên xung quanh Giao Châu.
Đời Đinh, Lê, đô đóng ở Hoa Lư, không xa Thanh Hóa mấy. Lê Hoàn lại là
người Ái Châu (huyện Thụy Nguyên, làng Trung Lập có đền. Theo ĐNNTC,
tục truyền rằng đền làm trên nhà họ Lê, tuy rằng Ngô Thì Sĩ nói khác). Vì thế,
đất Ái Châu được các vua Lê chú ý tới®. Năm 993, Lê Hoàn phong cho con thứ
bảy là Long Túng làm Định Phiên vương, coi Ngũ Huyện Giang ở Ái Châu.
Đến đời Lý, kinh đô đóng tại Thăng Long. Đất Ái Châu liền đổi ra trại
(1010, TT). Thanh Hóa hình như không được quan tâm đến lắm. Các sử còn
lại không chép một tên vị quan nào được bổ coi Ái Châu trong đầu đời Lý.
Trong khoảng ba đời vua đầu nhà Lý, ta thấy sử còn chép dân nổi loạn sáu
lần®. Mỗi lần, hoặc vua thân chinh, hoặc vua sai hoàng tử đi dẹp. Năm
1061, Thường Kiệt đã được sai đi kinh phỏng ở Ngũ huyện (1/3).
Theo đó, đất Thanh Hóa bấy giờ chỉ giao cho các châu mục giữ, chứ
không có đại quân đóng. Mỗi lúc hữu sự, thì sai quân ở miền bắc vào. Phải
đợi đến năm 1082, Lý Nhân Tông mới đặt Thanh Hóa thành một trấn, có
270