Page 262 - Lý Thường Kiệt
P. 262
vì DÂN - VÌ DẠO
Những lúc khách kinh kỳ tới viếng, những lúc sứ Chiêm Thành, Chân
Lạp qua chầu, ông đón tiếp ân cần. Đó cũng là những lúc đỡ tẻ trong đời
êm lặng của tướng quân tại quận.
Các sử không chép việc ông ra trị Thanh Hóa. Vậy ta không biết rõ
chính tích của ông. Chỉ có bia chùa Hương Nghiêm còn ghi chuyện ông chia
đất ở làng Bối Lý, và bia Linh Xứng chép chuyện ông, với một vị cao tăng
tới thăm ông, cùng đi du lịch các sông núi, và chuyện ông dựng chùa Linh
Xứng và nhà Thọ Đường mà thôi.
về việc dựng chùa, sau này sẽ kể (XV/3). Sau đây là chuyện chia đất.
Chùa Hương Nghiêm là một ngôi chùa cổ, lập ra từ đời Đường, ở giáp Bối
Lý. Người sáng lập là Lê Lương, một kẻ rất giàu có và nhiều thế lực trong
hạt. Gặp năm đói kém, ông lấy của nhà phát chẩn cho dân. Khi Đinh Tiên
Hoàng lên ngôi, vua ban cho ông chức tước và thực ấp. Thực ấp ấy là đất
xung quanh chùa, có lẽ rộng như một phủ, huyện. Đến đời Lý Nhân Tông,
họ Lê có vị đại sư rất có tiếng là Đạo Dung. Sư lại có người anh họ, là Lưu
Khánh Đàm (XV/1), bạn thân của Lý Thường Kiệt. Vì vậy, Thường Kiệt đã,
vì sư và Khánh Đàm, sửa chữa chùa Hương Nghiêm ở trong trị hạt của ông.
Bia HN chép chuyện trên, nối lời rằng:
"Năm Tân Dậu (1081), hai phò ký lang, họ Thiều và Tô, xin đất phong
ấp của họ Lê. Vua bèn xét, định trả lại giáp Bối Lý cho họ Lê. Mùa thu năm
ấy, thái úy Lý Công tới trả ruộng đất. ông lập bia đá chia ruộng cho hai
giáp... Thái úy dặn đi dặn lại, bảo hai giáp không được lấy một lá lau lách ở
hai bên bờ phân giới..."
Chính tích của Lý Thường Kiệt trong mười chín năm tại trấn, mà nay
chi ghi được một việc cỏn con như thế mà thôi. Thật là đáng tiếc, mà đáng
trách các sử gia và văn sĩ ta đã không ghi chép việc thường ngày.
4. Trở về triều
Bia BA kể công đức Lý Thường Kiệt ở Thanh Hóa có nói; "Trong mười
chín năm, ông thực hành tiết tháo". Ta có thể hiểu rằng ông ở Thanh Hóa
trong mười chín năm, từ năm 1082 đến năm 1101. Sách TT chép vào năm
273