Page 267 - Lý Thường Kiệt
P. 267
LÝ THƯỜNG KIỆT
Năm 1092, vua Chiêm hơi đổi ý. Nhân sứ Chiêm tới Tống, vua Chiêm
xin Tống đem quân đánh Lý, và hẹn sẽ tập kích để yểm hộ. Vua Tống nói
rằng: "Chiêm Thành có thù cũ với Giao Chỉ. Hiện nay, Giao Chỉ vẫn giữ
thần tiết vào cống thuờng thuờng. Vậy khó lòng bàn việc cất quân đánh
Giao Chỉ" (TB 470/la).
Chiêm Thành nghi cống trong ba năm. Năm 1094, lại bắt đầu sai sứ đến
triều Lý, hoặc một, hoặc hai năm một lần®, cho đến hết đời Lý Nhân Tông.
Nhung chính năm 1103, không thấy sử chép Chiêm tới cống, mà năm 1104
lại có. Xem vậy, ta có thể hiểu rằng, đó là vì có Lý Giác xui giục Chiêm
Thành vào đánh nước ta. Vua Chàm sẵn thù vua Lý, nên bị lầm, tưởng nước
ta bấy giờ yếu, nên mới đem quân vào chiếm miền nam. Nhưng khi Thường
Kiệt kéo quân vào, thì quân Chiêm liền lui. Vua Chiêm lại sai sứ tới Thăng
Long như cũ (VSL 1104). Vả Thường Kiệt cũng không có ý kéo quân vào
chiếm thêm đất Chiêm. Bấy giờ ông đã 85 tuổi. Tuy không hăng hái như
trong trận năm 1069, nhưng già như vậy mà còn cầm quân đi xa hơn nghìn
dặm, so với chuyện Mã Viện đời Hán cũng chẳng kém gì.
7. Huân dự cuối cùng
Vua Nhân Tông nghị công ông đánh dẹp, đem vũ uy làm chấn động từ
Tống đến Chiêm, bèn chế bài hát để tán dương công trạng. Rồi ban ông
chức: Triều quốc thái úy, thủ thượng thư lệnh, khai phủ nghị đồng tam ty, kiêm
ngự sử đại phu, dao thụ chư trấn tiết độ sứ (NBS).
Nhưng tuổi già, ông không chịu nổi gian lao trong cuộc đuổi quân
Chiêm. Năm sau, vào tháng 6 năm Ất Dậu 1105, ông mất tại kinh đô. Thọ 86
tuổi (NBS chép 87). Các sử TT và VSL đều chép như trên. TT và VĐUL có
thêm: vua tặng quan chức tước lộc như sau: Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái
úy, bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, thực ấp vạn /lộ®.
Vua lại phong cho em là Thường Hiến nối tước hầu. Theo NBS, vua ban
tên thụy là Mục Uyên.
Nhữ Bá Sĩ nói mộ Lý Thường Kiệt đặt tại làng Yên Lạc, huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên ngày nay<’“^
278