Page 266 - Lý Thường Kiệt
P. 266

vì  DÂN-vìĐẠO

        Việc loạn Lý Giác này cũng như việc đánh Chiêm Thành năm sau, có lẽ
    không phải là một cuộc xuất quân quan trọng như CM có ý kể lại trên đây.
    VSL không hề chép hai việc ấy. Còn VĐUL chỉ nói qua về Lý Giác mà thôi.

    Dẫu sao,  chuyện Lý Giác có kết quả là gây lại  mối chiến tranh với Chiêm
    Thành một lần nữa.
        6.  Đuổi quân Chiêm
        Lý Giác chạy trốn vào Chiêm Thành, nói rõ tình hình trong nước ta cho

    vua Chiêm nghe. Theo TT, vua Chiêm bấy giờ là Chế Ma Na; Maspéro nói là
    Indravarman  11.  Có  lẽ  Giác  mách  vua  Chiêm  rằng  từ  khi  Nhân Tông  thân
    chính, về võ bị không gia ý như trước. Cho nên vua Chiêm đem quân vào
    chiếm lại các đất Lâm Bình, Minh Linh và Bố Chính mà Chế Củ đã nhường
    cho ta.
        Tháng 2 năm Giáp  Thân  1084, vua Lý sai Thường Kiệt đem quân vào
    đuổi. Quân Chiêm thua. Chế Ma Na phải trả lại ba châu ấy. (TT).
        Như trên đã nói, việc đánh Chiêm Thành này không kịch liệt. Đó chỉ là
    một cuộc tuần biên.  Một mình TT chép chuyện mà  thôi.  Các sách VSL và
    VĐUL đều không nói đến. Các bia đời Lý cũng không bia nào ghi việc ấy cả.
    Nhưng nếu ta xét lịch sử bang giao Chiêm-Việt từ lúc Tống-Lý chiến tranh,

    ta cũng có thể hiểu được rằng cuộc xung đột lần này có thể xảy ra, nhưng
    cũng chẳng quá một cuộc xích mích ở biên thùy.
        Trước  đó,  Chiêm Thành đã  nghe lời Tống,  đem  quân chực đón  đánh
    quân ta, trong khi quân Quách Quỳ tấn công mặt bắc để dồn quân ta xuống
    cõi miền nam (1076-1077). Nhưng sau, thấy quân Tống phải rút lui, Chiêm
    Thành  lấy  làm  lo,  sợ  ta  trả  thù.  Vì  vậy,  trong  năm  1077,  Chiêm  sai  sứ  tới
    nước ta; và sứ thần Chiêm, khi tới Biện Kinh cùng một lúc với sứ ta, đã tìm
    cách  tránh mặt (XIỰ3).  Sách VSL chép rất kỹ về  việc sứ Chiêm  tới, và còn
    cho ta biết rằng từ năm 1081  đến 1091, năm nào sứ Chiêm cũng đến cống
    vua  Lý.  Trong  khoảng  ấy,  vua  Lý  cũng  có  sai  Mạc  Hiển  Tích  đến  nước
    Chiêm một lần (TT 1084). TT nói là để đòi lễ tuế cống, nhưng có lẽ không
    phải, vì mấy năm liền, Chiêm không hề thiếu cống.



                                      277
   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271