Page 268 - Lý Thường Kiệt
P. 268
vì DÂN - VÌ DẠO
Đầu đời Lý Anh Tông, niên hiệu Thiệu Minh (1138), vua sai trấn quan
lập đền ở núi Ngưỡng Sơn (Thanh Hóa), tại nhà Thọ Đường (chắc là sinh
từ), bên cạnh chùa Linh Xứng, mà ông đã từng dựng lên. Vua lại sai dân hai
tổng (NBS chép tổng, nhưng chế độ tổng là đời sau mới đặt ra) Ngọ Xá và
Hoàng Xá phụng sự. Mỗi năm có ban quốc tế (NBS). Đời Trần Nhân Tông,
năm đầu niên hiệu Trùng Hưng (1285), vua ban sắc, phong ông tước Trung
phụ công. Năm Trùng Hưng thứ 4 (1288), lại gia phong hai chữ Dũng vũ. Đời
Trần Anh Tông, năm Hưng Long thứ 21 (1313), lại tấn phong làm Uy Thắng
đại vương (đó là theo NBS, VĐUL chi nói gia phong hai mỹ tự Uy Thắng mà
thôi), v ề đời sau, nhiều lần được phong thêm hai chữ mỹ tự. Cho đến đời
Tự Đức thứ 29,1876, đã có 258 chữ. (NBS).
Trong sổ Bách thần lục đời Tự Đức, Lý Thường Kiệt chỉ được liệt vào
trung đẳng, và thường có hiệu Quảng uy Lý tôn thần, hay Mục Uyên vũ dũng
thần, hay Thái úy Việt quốc công tôn thần, hay nói tắt Lý thái úy tôn thần.
Ngày nay, còn có một vài nơi có đền thờ Lý Thường Kiệt. Đền chính ở
xã Ngọ Xá, phủ Hà Trung (Thanh Hóa). Theo bia NBS thì huyện Kim Động
(Hưng Yên), và huyện Vĩnh Thuận (gần trường đua ngựa ở Hà Nội), cũng
có đền. Trong mục lục sách VĐUL, có chép đền ông ở Gia Lâm hương.
Nhưng nay không rõ ở đâu nữa.
Đền mà NBS nói ở các làng thuộc Kim Động (nay, một số ăn về huyện
Đông An), thì không phải thờ Lý Thường Kiệb"*. Đền Vĩnh Thuận, thì nay
có lẽ là một ngôi đền nhỏ, lẫn vào những nhà dân làm nghề trồng rau ở
làng Vĩnh Phúc, gần trường đua ngựa. Kẻ thủ từ, cho đến dân làng, cũng
không biết đích xác thần là ai nữa. Mà xét ra, thì đền cũng không giữ được
dấu vết gì xưa.
Đền Ngọ Xá tuy cũng nhỏ, nhưng ở vào địa thế rất đẹp. Đền ở xa thành
thị, nên còn giữ được tính cách một miếu thần. Theo bia NBS ở đền, thì đền
này lập từ đời Lý Anh Tông (1138), nhưng sau bị đổ nát. Đến đời Lê Trung
hưng, vua Lê tin rằng thần đã giúp mình đánh Mạc, nên sai dân xã Ngọ Xá
trùng tu, và cấp cho 20 suất tảo lệ, và 18 suất lệ phu coi việc tế tự và giữ đền.
279