Page 265 - Lý Thường Kiệt
P. 265
LÝ THƯỜNG KIỆT
Giai. Đô là đội thân quân, hộ vệ vua và giữ cung điện. Đô Ngọc Giai là đô hầu
bên "thềm ngọc", tức là gần bên ngai vua. Đội binh Ngự Long được đổi ra đô
Hưng Thánh và đô Quảng vtí^. Đó là cấm quân. Còn sương quân thì có quân của
các đại tộc, tức là quân của các nhà quan có quyền thế, nhưng không phải họ
vua; và dân quân vừa cày vừa làm lính, gọi là điền nhi. Quân của nhà quan đổi
thành lính Vũ Thắng. Điền nhi đổi ra lính Thiết Lâm. Sách VSL chép rõ những sự
cải cách trên. TT chi nói: "Tháng 3, lại đổi hiệu các cấm vệ binh".
5. Dẹp loạn Lý Giác
Nhưng sau khi Thường Kiệt rời khỏi Thanh Hóa, dân miền nam lại có
kẻ manh tâm làm loạn. Tuy rằng Nghệ An được củng cố phòng thủ hơn
trước, ở đất Diễn Châu có Lý Giác chống với quan quân. Tương truyền rằng
Giác học được phép phù thủy, dùng âm binh sai khiến quân lính giả, bện
bằng rơm, bằng cỏ. Giác bèn chiêu tập những kẻ vô lại, chiếm Diễn Châu,
đắp thành để làm loạn. (TT).
Sách CM chép lại chuyện trên theo TT, nhưng có thêm nhiều chi tiết
sau, mà không thấy ở sách hay bia cũ nào chép cả. Có lẽ CM lấy ở một thần
tích nào chăng? Tin loạn Lý Giác báo về đến kinh, vua hỏi quần thần ai có
thể cầm quân dẹp nổi. Các quan đều trỏ Lý Thường Kiệt, tuy rằng bấy giờ
ông đã 85 tuổi. Vua nói: "Giặc Lý Giác kiệt hiệt. Nên chọn tướng trẻ tuổi mà
địch nó. Thường Kiệt dự việc binh đã lâu năm, nay đã già rồi. Nếu nay Trẫm
lại còn giao cho việc quân, thì không đành lòng Trẫm muốn đãi kẻ lão
thần". Thường Kiệt cúi đầu tâu rằng: "Tôi từ trước, chưa từng học mưu lược
của kẻ làm tướng. Thế mà đánh Chiêm, phạt Tống, may được thành công.
Đó là nhờ đức thiêng của Bệ hạ, và sự gắng của các tướng thần. Nay nhờ ơn
nước, tôi được ngôi cao, lộc trọng thế này. Nếu cứ ngồi yên xem giặc Giác
làm kiêu, thì tôi sẽ chết không nhắm được mắt". Rồi ông tình nguyện đi
đánh. Vua ban lời khen ngợi, và bằng lòng để ông đi.
Diễn Châu là đất phía bắc tỉnh Nghệ An và có lẽ gồm một ít đất Thanh
Hóa. Thường Kiệt đem quân đến đánh. Lý Giác thua, bỏ chạy vào Chiêm
Thành. Dư đảng bèn tan.
276