Page 261 - Lý Thường Kiệt
P. 261

LÝ THƯỜNG KIỆT


          dỗ dân vui lòng làm việc; vì đó mà dân được nhờ. Đem bụng khoan thứ cứu
          dân, lấy lòng nhân ái yêu dân; vì đó mà dân kính phục. Lấy võ oai để trừ lũ
          ác, lấy chính luật mà xử kiện; nhờ đó mà không ai oán, cho nên ngục thất

          chẳng cần coi. Xem sự đủ ăn là nguyện của dân, lấy việc cày cấy là gốc của
          nước; nhờ đó mà mùa không mất. Cai trị giỏi cho nên không cần đánh dẹp.
          Nuôi nấng những kẻ già nua, cho nên kẻ già được yên. Đạo ông như thế, có
          thể gọi là gốc để trị dân, thuật để yên dân. Thật là đẹp đẽ!".
              Bia chùa Báo Ân cũng chép:  "Đến năm Nhâm Tuất, Hoàng đế đặc gia
          một  quân  ở trấn  Thanh  Hóa,  quận  Cửu  Chân,  châu  Ái, ban  cho  ông làm
          phong ấp. Các châu mục đều theo bóng, vạn nhân dân đều mến đức".
              Tuy lời các bia là lời tán dương của những kẻ thuộc hạ. Nhưng ta cũng
          không có lẽ gì mà cho đó chi là lời nịnh hót một vị quan trên, nhất là văn ấy
          lại viết sau khi Lý Thường Kiệt đã rời Thanh Hóa, hay đã mất. Một sự chắc
          chắn là từ khi ông ra coi Ái Châu, trong mười chín năm, không hề thấy sử
          chép một việc loạn gì ở vùng Thanh Hóa trở vào nam. Trái lại, sau khi ông
          trở về triều, ở Diễn Châu và ở miền giáp Chiêm Thành, lại có giặc quấy.
              Trong lúc tại quận, nhân dân yên ổn, chính  sự nhàn rỗi.  ông thường
          ngao du sơn thủy, để thưởng thức phong cảnh đẹp lạ ở Thanh Hóa.
              Ai đã ở qua vùng Thanh Hóa cũng phải nhận rằng núi sông ở đây khác
          hẳn các nơi. Núi phần nhiều núi đá, gọi là núi lèn. Núi trông lởm chởm, có
          thể hình dung được nhiều vật lạ. Như Hàm Rồng, Chồng Mâm, Ngọc Nữ, Kim
          Đồng. Hoặc ở gần đường cái, hoặc nổi giữa đồng bằng, những núi đất và đá
          đều  gần  dân gian,  cho nên thường được trang sức.  Nhiều chùa  đền được
          xây dựng ở trên. Núi đá lại thường có nhiều hang động, trong có thạch nhũ
          thiên hình vạn trạng. Nào động Lỉnh Quang, Bích Đào, Hồ Công, Kim Sơn, đều
          là  những nơi  đại  thắng cảnh.  Núi  lại  thường gần  sông lớn.  Cảnh  trên  đá
          dưới  nước, gần chỗ thuyền bè  đô hội,  làm  cho du  khách  càng đông.  Nào
          Thần Phù, Sầm Sơn, Linh Trường, Bàn A, Vân Hoàn đều có danh từ đời trước.

              Lý Thường Kiệt cũng đã bị  những cảnh  thiên  nhiên  ấy cám  dỗ.  ông
          thường ngao du. Đến đâu cảnh trí thanh u, ông dừng thuyền lên bộ, chọn
          chỗ xây đình, dựng chùa. Nay còn lại một vài vết tích, chương XV sẽ kể.


                                            272
   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266