Page 257 - Lý Thường Kiệt
P. 257
LÝ THƯỜNG KIỆT
trường Quốc Tử Giám (TT). Tháng Chạp năm ấy, nhà khoa bảng đầu tiên ở
nước ta, là Lê Văn Thịnh, được trao chức binh bộ thị lang (VSL).
Một việc cải cách quan hệ mới là tổ chức những cơ quan hành chính
thuộc mọi ngành. Năm Đinh Tỵ 1077, nước ta bắt đầu có mở những kỳ thi
chọn những nhân viên chuyên môn về viết chữ tốt, làm toán giỏi, thông
hình luật. Những người trúng tuyển được bổ làm lại viên ở các viện và bộ,
như thư xá, hộ bộ, hình bộ.
2. Thôi chức tể tướng
Vì Thường Kiệt có công lao đặc biệt, nên được cất lên ngang hàng các
hoàng tử. Ta đã thấy rằng vua Lý Thánh Tông từng phong ông làm Thiên
tử nghĩa nam, nghĩa là con nuôi vua. Cho nên, vua Lý Nhân Tông coi ông
như em nuôi, và ban cho ông hiệu Thiên tử nghĩa đệ.
Tuy vậy, vua càng năm càng lớn, thì thế lực Thường Kiệt chắc cũng bị
giảm dần. Quyền bính dần dần chuyển sang tay Lý Nhân Tông. Từ năm
Quý Hợi 1083, các sử bắt đầu có chép những việc tỏ rằng Nhân Tông đã ra
thân chinh. Bấy giờ vua lên 16 tuổi; đối với nhà vua, đó là tuổi trưởng
thành. Tháng 2 năm ấy, vua ra ngự ở điện Thiên Khánh, thân hành duyệt
các hoàng nam ở kinh thành, và chia ra làm ba hạng (VSL và TT). Hoàng
nam, như ta đã thấy (Il/cth 3), là con trai lên mười tám tuổi, phải đăng tên
vào sổ công, để gọi ra lính. Duyệt hoàng nam thật là một dấu hiệu vua mới
trưởng thành. Tháng 3 năm ấy, Thái hậu đã sai chọn mỹ nữ vào hầu ở cung
Vạn Diên (VSL). Tháng 9, dân động Ma Sa (ở vùng Đà Giang) nổi loạn,
tháng 10 vua đem quân thân chinh, và dẹp yên (VSL).
Thường Kiệt đi đâu vắng, mà vua phải thân chinh? Các sử ta không hề
chép. Nhưng còn có hai bia đời Lý nói rõ rằng ông được sai coi đất Thanh
Hóa. Bia LX không chép rõ ông vào ở Thanh Hóa năm nào, mà chỉ nói rằng:
"Đầu đời Anh Vũ Chiêu Thắng, vua ban hiệu Thiên tử nghĩa đệ, sai ông ra
giữ trấn Thanh Hóa, thuộc quận Cửu Chân, châu Ái, coi mọi việc quân và
dân. Lại phong cho ông lộc của một vạn hộ ở Việt Thường". Niên hiệu Anh
Vũ Chiêu Thăng có từ tháng 4 năm Bính Thìn 1076 đền tháng 2 năm At Sửu
268