Page 252 - Lý Thường Kiệt
P. 252
LỶ THƯỜNG KIỆT
* Sách TT chép: "Bốn động: Lôi Hỏa, Bình, Yên, Bà, và một châu Tư Lang". Còn VSL
chép ba động: Lôi Hỏa, Bình, Bà và châu Tư Lang. Sách TS 495 chép; "Lấy bốn động: Lôi
Hỏa, Tần, Bà và châu Tư Lang". Sách SK so sánh TT và TS và kết luận: "Có nơi đổi tên
Y ên ra T ần. Đây tôi lấy Tần, vì trong chiếu vua Tống có chép tên ấy. 7.
’ TT chép; "Tháng 9, người Vật Dương loạn, đánh dẹp yên". VSL chép: "Nùng Trí Cao
chiếm động Vật Dương thuộc châu An Đức ở Tống". TS 495 chép; "Nùng Trí Cao đánh úp
châu An Đức, tiếm xưng Nam Thiên Quốc, cái nguyên Cảnh Thụy. Năm Hoàng Hữu đầu
(1049), vào cướp Ung Châu. Năm sau (1050), Giao Chi đưa quân tới đánh, không được". 7.
“ Các sử gia ta ngày trước không ai hiểu rõ việc trả đất năm Giáp Tý 1084, cho nên
thường chép lúng túng. Ngô Thì Sĩ nhận thấy sự mập mờ ấy, có bàn trong sách KS,
nhưng chính ông cũng không hiểu nốt. ông nói; "Theo C ư ơ n g m ụ c tụ c biên và G iao C h i d i
biên thì "quân Tống tới xâm, lấy các đất Quảng Nguyên, Tư Lang, Tô Mậu, Quang Lang,
rồi đổi Quảng Nguyên ra Thuận Châu. Đến khi Lý trả dân đã bắt, Tống bèn lấy Thuận
Châu trả lại. về sau định giới, lại trả lại sáu huyện ba động". So với cự u s ử (tức là TT) thì
cũng như nhau, nhưng đều không chép rõ huyện nào, động nào. Nay xét, thấy các sách
đều không nói trả các châu huyện Tư Lang, Quang Lang. Thế mà các đất này từ đời Lý
Thần Tông về sau sẽ là đất Lý. Hoặc giả, sau khi đổi Quảng Nguyên ra Thuận Châu,
Tống lại hợp đất Tư Lang và Quang Lang mà đổi thành huyện và động. Sáu h u yện , ba
đ ộ n g kia hoặc là đất ấy chăng? Lúc đầu chi trả Thuận Châu; về sau định giới, mới trả hết
cả. Như thế mới còn có lý. Nhược bằng sáu huyện là đất Bảo Lạc, ba động là đất Túc
Tang (TT và SK đều nói ba động, và hình như hiểu Túc Tang là tên một động mà thôi),
thì người Tống chưa hề xâm đất ấy, cớ sao lại trả cho ta?". 8.
" Sách củ của nước ta và nước Tàu không có chấm câu. Khi nào chép tên nhiều đất
liền nhau như ở đây, rất khó lòng nhận tên đất cho đúng, vì có tên chi một chữ, có tên
gồm hai, ba chữ. Nhưng có một vài trường hợp, ta có thể nhận ra; nhất là khi trong số
đất chép tên, có một vài đất mà mình quen tên trước, và khi nào biết trước số tên đất
chép đó. Hai trường hợp ấy gặp ở đây. Vậy tôi đã theo nguyên tắc sau này để chấm câu:
phải chấm câu làm sao cho nó đủ 18 tên, mà giữ trọn được những tên đã biết rồi, như ôn
Nhuận, Vật Ác, Vật Dương, Tần, Nhậm, cống, hay là những tên có thể đoán được, như
Hạ Lôi, Thượng Điện. Ngoài những tên ấy ra, thì ở đây phải nhận rằng mỗi tên chỉ có
một chữ, mới đủ 18 tên. Đó là trường hợp đặc biệt. 8.
Tôi cũng theo nguyên tắc vừa nói trong chú thích 11, mà định những tên này.
Những tên ải thì chắc như thế là đúng; vì có 8 ải mà có 16 chữ, mỗi tên chắc gồm hai chữ.
Vả chăng nếu chấm câu như vậy, thì những tên sẽ có chữ Canh, Khâu, Khiếu đứng đầu,
đều là những danh từ chỉ đèo, núi.
Tên sáu huyện và hai động cũng chắc là đúng như trên. Vì tên Bảo Lạc nay còn.
Huyện Bảo Lạc xưa là vùng phía bắc tinh Hà Giang bây giờ. Nùng Văn Vân nổi loạn ờ đó
(1833). Vua Minh Mạng bèn xóa tên Bảo Lạc, mà chia đất ra làm hai huyện Để Định và
Vĩnh Điện. Huyện lỵ đời xưa đóng ở phố Vân Trung. Cho nên phố ấy cũng có tên Bảo
Lạc. Nay, ở trong bản đồ sở họa đồ Đông Dương còn đề tên Bảo Lạc vào chỗ ấy.
262