Page 250 - Lý Thường Kiệt
P. 250
LÝ THƯỜNG KIỆT
Tuy rằng sau khi Thái hoàng Thái hậu Tống mất (năm Quý Hợi 1093),
vua Tống cầm quyền nhu nhược, đảng phái tân cựu lại khuynh đảo nhau
rất kịch liệt, quân Hạ đe dọa Tống ở miền bắc, mà vua Lý cũng không biết
nhân cơ hội, cố đòi lại đất còn mất. Trái lại, năm Kỷ Tỵ 1089, quân Tống có
khi kéo vào châu Thạch Tê (có lẽ Thạch Lâm ở Cao Bằng ngày nay), mà vua
Lý cũng không chống lại kịch liệt (VSL).
Từ đó về sau, sự bang giao Lý Tống trở lại bình thường, không có tính
cách phản đối, yêu sách đòi hỏi gì nữa*^^L Tuy rằng VSL có chép vào năm 1106
rằng: "Tháng 11, vua Lý sắp có việc lôi thôi với Tống, sai đóng thuyền Vĩnh
Long có hai bụng và những chiến hạm", nhưng sau, không thấy có chuyện gì.
Trái lại, VSL chép liền sau: "Viên ngoại lang Ngụy Văn Tướng đi sứ Tống".
Tống Lý lại ữở nên hòa hảo. Triều Lý Nhân Tông còn dài. Trong khi ấy
nước Tống bị nước Kim xâm lấn, bắt vua và phá kinh đô. Kẻ sống sót phải
xuống miền nam sông Dương Tử mà lập nên Nam Tống. Thế mà các vua Lý
không hề biết lợi dụng thời cơ, để mở rộng thêm vùng Bắc Việt.
Xem thế mới biết rằng, tất cả chính sách lấn dần vào Hữu Giang, trong
triều Lý, chi nhờ Lý Thường Kiệt mới có thành công.
Chú thích:
' Nguyên văn: Tài quá T rư ờ n g G iang, tứ c tiến tỉn h địa. Nghĩa là vừa qua sông dài (hay là
vừa qua sông Trường), lập tức đạp lên đất nhà vua (Tống). Hai chữ Trường Giang có thể
hiểu là danh từ chung hay là danh từ riêng. Nếu hiểu là danh từ chung, thì sô n g d ài ấy là
sông nào. Theo lời chấp nhận của sứ ta, thì đất Lạng Châu, đã bị Quách Quỹ chiếm, là
thuộc Tống. Vậy sông dài kia là sông cầu ngày nay. Nếu hiểu là danh từ riêng thì có thể là
sông T hư ơn g, mà tên xưa là sông X ư ơ n g . Âm x ư ơ n g và trư ờ n g đều đọc như nhau, là tchang.
Nhưng đây chắc nó chỉ có nghĩa là sông dài mà thôi. Trong bia cổ LX và STDL đều chép:
Lý Thường Kiệt bại Tống trên N h ư N g u y ệ t trư ờ n g gia n g . Hai chữ trường giang ở đây cũng
như ở trong biểu của Triệu Tiết, chỉ là một cách nói cho trịnh trọng và bóng bẩy. 2.
^ Viên coi Khâm Châu là Lưu Sơ đã dỗ được Vi Thú An coi châu Tô Mậu. Chúa trại
Vĩnh Bình Dương Nguyên Khanh đã dỗ được những thủ lĩnh Quảng Nguyên. Các viên
ấy đều được thưởng bảy tư. (TB 281/8a). 2.
^ Những châu mà Lý xin là Quảng Nguyên, Tư Lang, Môn, Quang Lang và Tô Mậu.
Trong các văn kiện thường chỉ kể một vài tên để trỏ toàn thể. Vả bấy giờ, quân ta đã lấy
260