Page 248 - Lý Thường Kiệt
P. 248

LÝ THƯỜNG KIỆT

             Tống trả lời cho Miêu Thì Trung rằng: "Nếu người Giao không thôi việc
         đệ thư xin đổi địa giới, thì đem hết lẽ mà trả lời và giảng giải"
             Đó là Lý cố nài và Tống quyết từ lần thứ ba.

             Mồng 6 tháng 4 năm Đinh Mão 1087, sứ bộ tới Biện Kinh. Mồng 4 tháng
         5, vua Tống thăng chức cho  chánh và  phó  sứ;  lấy  Chung làm viên  ngoại
         lang  lại  bộ,  và  Anh  Bối  làm  Tây  Kinh  tả  tàng  khố  phó  sứ.  Không  rõ  Lê
         Chung có tâu việc xin đất không.  Có lẽ không, vì không thấy TB chép lại.
         Chỉ biết rằng, bấy giờ, triều đình Tống tiếc đã trả đất ngoài tám ải cho ta, và
         giận Thành Trạc và Hùng Bản đã đề nghị sự ấy. Chính ngày mà Tống ban
         chức cho sứ ta, viện khu mật hặc Trạc đã bảo lĩnh cho Giao Chỉ biện chính,
         mà lại còn tự tiện lấy thư của Lê Văn Thịnh đã gửi cho Tống, đưa cho Lê
         Chung xem. Thành Trạc bị giáng chức và sai đi coi thuế rượu ở Quân Châu
         (TB  400/6b).  Mười  ngày  sau,  Hùng  Bản  cũng bị biếm;  vì  cớ  'Túc  coi  Quế
         Châu, đã phân hoạch địa giới không đúng" (TB 401/9b).
             Tống không những không trách vua Lý, mà tháng 7 năm ấy, còn phong
         cho  "Giao  Chỉ  quận  vương  Lý  Càn  Đức  tước  Nam  Bình  vương"*’^*  (TB
         403/7a).
             Thế, nhưng mà Lý Nhân Tông cũng không liền chịu bỏ rơi hai động đã
         mất. Tống sợ quân ta tới đánh úp, bèn xây đồn ở các cửa ải ở đó, và phát
         quân đến canh phòng. Vua Lý vin vào việc ấy mà viết thư kêu với Tống, ý
         nói  quân Tống đe  dọa  đất mình, và có lẽ vua Lý lại đòi đất hai động Vật
         Dương và Vật Ác một lần nữa.
             Lời thư ấy không còn nữa. Nhưng chiếu trả lời của vua Tống nay còn.
         Chiếu ấy viết ngày 22 tháng 8 năm Mậu Thìn 1088, nghĩa là hơn một năm
         sau khi Lê Chung tới kinh đô Tống. Lời chiếu như sau:
             "Trẫm nhớ thánh đức của Tiên đế đã đoái thương đến phương xa. Sau
         khi rút quân khỏi Phú Lương, Tiên đế đã xét lời khẩn cầu của khanh, liền
         lấy các châu Quảng Nguyên ban cấp.
             Sau đó, vì thủ lĩnh An Nam nhận lầm vương thổ. Tiên đế lại sai quan
         biện  chính  chia  cõi.  Rồi  lấy  sáu  huyện,  hai  động ở ngoài  tám  ải,  cấp  cho
         khanh chủ lĩnh. Thi ân như thế, có thể gọi là tột mực.


                                           258
   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253