Page 243 - Lý Thường Kiệt
P. 243
KHÁNG TỐNG - ĐÒI OẤT
Những chi tiết lời trình của Quảng Tây và lời chiếu của Tống Thần
Tông chép lại trên đây là theo Thời chính kỷ của viện khu mật (xem TB
349/8a). Ta thấy rằng, từ mồng 7 đến 23 tháng 8, viện khu mật nhận được
bốn tờ trình của Hùng Bản. Vì đường trạm đi từ Vĩnh Bình đến Biện Kinh
mất chừng một tháng, ta đoán rằng hội nghị Vĩnh Bình nhóm suốt trong
tháng 7, và những chỉ thị của vua Tống, trả lời các tờ trình ấy, không tới kịp
Quảng Tây, trước khi hội nghị bế mạc. Vậy thì sự định cuối cùng của vua
Tống chỉ căn cứ vào lời trình khi đầu của Thành Trạc, chứ không căn cứ vào
bức thư của Lê Văn Thịnh. Vua Tống tin rằng Văn Thịnh đã bằng lòng nhận
những đề nghị của Thành Trạc, và vua Lý chịu mất Vật Ác và Vật Dưong.
Ngày 22 tháng 10, sau khi ty kinh lược Quảng Tây đã khám rõ tên các
ải, dùng làm cận cho biên thùy, vua Tống sắc cho vua Lý lời nghị định sau:
"Sắc cho Giao Chỉ quận vương Lý Càn Đức:
Trẫm đã xét lời ty kinh lược Quảng Nam tây lộ tâu về nói: "Trước đây,
vì An Nam tâu kêu rằng cương chí các khê động thuộc hai châu Vật Ác, Vật
Dương chưa được rõ, đã có triều mệnh sai bản ty lo liệu. Bản đạo đã sai
quan chức biện chính. Nay được tin báo An Nam đã sai bọn Lê Vãn Thịnh
tới biên giới, và biện chính đã xong. Vậy xin giáng chiếu chi để trao cho An
Nam theo làm.
Trẫm đã xem xét các lời khanh trần tình về phong cương. Trẫm đã đặc
biệt sai biên thần lo liệu biện chính. Khanh vốn được trẫm yêu mến. Giữ
một lòng trung thuận, khanh đã vâng chiếu chi, sai chức thuộc đến chia cõi
các châu, động. Nay đầu đuôi đã được rõ ràng.
về hai động Vật Dương và Vật Ác, trẫm đã giáng chỉ lấy tám ải sau này
làm giới hạn: Canh Liệm, Khâu Cự, Khiếu Nhạc, Thông Khoáng, Canh Nham, Đốn
Lị, Đa Nhân và Câu Nan. Đất ngoài các ải ấy có sáu huyện là Bảo Lạc, Luyện,
Miêu, Đinh, Phóng, Cận và hai động là Túc, Tang. Các đất ấy đều cho khanh
chủ lĩnh<*^>.
Khanh hãy xem đó biết trẫm luyến ái. Khanh càng phải cung thuận,
tuân theo cẩn thận điều ước về cương giới, chớ có xâm lấn" (ngày M. Ty, DL
22-11-1084; TB 349/6a).
253