Page 239 - Lý Thường Kiệt
P. 239
KHÁNG TỐNG-OÒIOẤT
Chỉ; nếu nay để nó ở đó, thì không tránh khỏi sự Giao Chỉ cướp đất ta". Vua
Tống hạ chiếu rằng: "Hùng Bản hãy hiểu dụ rõ ràng cho Trí Hội, bảo nó dời
nhà vào nội địa. Rồi sai lo liệu giữ chắc những đường ải quan trọng ở Quy
Hóa. Nếu Giao Chi lại kéo quân tới, tức là vô cớ vào đất ta. Ngươi có thể viết
thư hỏi tội" (TB 341/8b).
Các viên chức ở Quế Châu phần nhiều lo lắng. Viên chuyển vận phó sứ
Ngô Tiềm chỉ vì nói Giao Chỉ muốn vay gạo, mà ty đề điểm hình ngục cũng
hặc (TB 331/lOa, tháng Giêng Q. Ho 1083). Viên sai quan Hồ Cách chi có
công cãi cọ hăng với Đào Tông Nguyên mà cũng được giữ lại không phải về
hưu (tháng 8, TB 338/1 Ib). Một mình viên kinh lược Hùng Bản vẫn điềm
nhiên. Có lúc thám tử về báo rằng: "Sang năm, Giao Chỉ sẽ vào cướp. Sứ
Giao Chỉ cũng nhận là đúng". Vua Tống hỏi ý Bản. Bản trả lời: "Sứ An Nam
còn ở trên đường, không thể có chuyện ấy. Sứ giả có mưu trí, sao lại nói cho
ta biết trước mưu mình" (TS 334 và TB 346/4b).
Lý cũng không muốn có ý đoạn tuyệt sự thương thuyết. Tháng 6 năm
Giáp Tý 1084, vua Lý sai viên lang trung binh bộ Lê Văn Thịnh và Nguyễn
Bồi^’'* tới Vĩnh Bình, tiếp tục bàn nghị việc biên cương mà Đào Tông Nguyên
đã bỏ dở gần một năm qua (TT và VSL). Lê Văn Thịnh là kẻ đậu khoa nho
học đầu tiên ở nước ta (A. Ma 1075). ông lại được vào cung dạy vua Lý
Nhân Tông từ thuở bé. Chắc ông là một tay ứng đối giỏi nhất ở triều, cho
nên được chọn sung vào sứ mệnh này.
Lúc đầu hai bên bàn cãi gay go. Sứ ta không chịu nghe lời Tống. Tống
vẫn nghi ta muốn sinh sự. Tháng 7, khu mật viện nói: "Sứ Giao Chỉ còn biện
nghị cương chí, hoàn toàn chưa chịu nghe mệnh. Sợ rằng ở biên thùy còn
phải phòng bị". Vua Tống chiếu: "Hùng Bản phải lo liệu sự phòng ngự các
thành, trại, dọc biên thùy. Phải hết sức chú ý xếp đặt. Thi hành thế nào thì
tâu về" (TB 347/15b).
Đến tháng 8, hội nghị đã có cơ thành công. Tuy Hùng Bản đã được
thăng lên chức thị lang lại bộ từ tháng 6, nhưng còn phải đợi xong việc biện
chính địa giới rồi mới về kinh. Bấy giờ, Bản được lệnh gọi về. Miêu Thì Trung
249