Page 236 - Lý Thường Kiệt
P. 236
LÝ THƯỜNG KIỆT
185/8b). Hỏa Động gần Hồ Nhuận cũng như Hóa Động gần ô n Nhuận. Ta
có thể đoán rằng Hóa Động ngày nay là Hỏa Động hay Lôi Hỏa đời Lý,
vào đất Vật Ác hay châu Thuận An ở khoảng giữa Hóa Động và An Đức
ngày nay.
Nói tóm lại, động Vật Dương là đất Nùng Trí Hội nộp Tống vào năm
1064 và được Tống đổi tên ra Quy Hóa; động Vật Ác là đất Nùng Tông Đán
nộp Tống từ năm 1057 và được Tống đổi ra châu Thuận An. Hai động này ở
phía bắc biên thùy huyện Thạch Lâm tức là phần tây bắc Cao Bằng, và
thuộc các châu Trấn An và Quy Thuận của Trung Quốc. Phải chăng tên
Quy Thuận là lấy hai chữ đầu hai châu Quy Hóa, Thuận An mà đặt ra?
Tháng 6 năm Nhâm Tuất 1082, Vua Lý sai một phái bộ đem 50 sừng tê
và 50 ngà voi sang cống vua Tống. Đó là theo TB (327/15b). Sách ấy có chú
thích rằng: "TL Tân kỷ chép rằng ngày Nhâm Thân 22 tháng 6, Giao Chỉ
cống hai con tê nuôi, nhưng Cựu kỷ không chép". Nay Tống sử (TS 16) cũng
chép như Tân kỷ. Vừa năm trước đã có cống bộ Lương Dũng Luật tới Biện
Kinh. Vậy cống bộ năm nay không phải là theo thường lệ. Hình như cũng
không có sứ giả tới kinh. Mục đích lần này là để đòi dân Quảng Nguyên mà
Tống đã đem vào ở trong đất Tống. Lời biểu của Lý nói (TB 327/15b):
"Thủ lĩnh động Cát Đán thuộc Quảng Nguyên, là Nùng Dũng, cùng dân
động đã làm loạn và chạy vào Ung Châu. Tôi đã viết thư nhiều lần vào đòi. Nhưng
Ung Châu không chịu trả”.
Vua Tống trả lời: "Tụi Nùng Dũng nguyên không phải Giao Chỉ quản.
Chúng theo ta khi Giao Chỉ chưa hàng. Vậy chúng là dân ta. Không lẽ gì ta
trả chúng".
Theo lời Tống, ta hiểu rằng bọn này theo Tống khi quân Yên Đạt đánh
Quảng Nguyên. Trước lúc trả Quảng Nguyên, Tống đem dân châu ấy vào ở
Tả Giang và Hữu Giang, như ta đã thấy (XIl/4). Chắc bọn Nùng Dũng ở
trong đám dân ấy. Nhưng không hiểu vì sao Lý chỉ đòi dân động Cát Đán
mà thôi. Có lẽ Cát Đán là Cốc Đán {Cát và Cốc đồng một nghĩa là tốt, như
trong quán thoại cát nhật hay cốc nhật), ngày nay ở góc tây nam Cao Bằng.
Cát Đán ở phía nam Thông Nông mà Nùng Trí Hội còn chiếm.
246