Page 231 - Lý Thường Kiệt
P. 231

KHÁNG TỐNG-ĐÒI ĐẤT

    phòng ngữ dân ngoài, để đến nỗi bốn đồn trại bị hãm.  Quách Quỳ lại do
    dự. Đến nỗi cũng không giữ nốt được Quảng Nguyên, cuối cùng phải bỏ đi.

    Dân bị bắt, thì mười phần chỉ được trả có một. Thế mà triều đình tốn hàng
    vạn. Dân Lưỡng Quảng từ đó phải khốn đốn" (ĐHBL 8).
        Những kẻ chỉ có óc trào phúng, không nghĩ rằng Tống Thần Tông phải
    trả đất Quảng Nguyên là không giữ nổi.  Chúng chế nhạo vua Tống bằng
    hai câu thơ (TT 1084):
                            Nhân tham Giao Chỉ tượng,
                          Khước thất Quảng Nguyên kim.
    nghĩa là: "Vì tham voi Giao Chi, nên mất vàng Quảng Nguyên"*®'.

        6.  Bang giao thân thiện (1079-1082)
        Trả xong các đất Quảng Nguyên, Tống coi như đã trút được một gánh
    nặng trên vai. Vua Tống lấy làm đắc chí, thăng hàm cho viên coi Quế Châu
    là Tăng Bố. "Vì đã xếp đặt việc Giao Chỉ xong xuôi, nên Bố được suy ân" (8-

    11, K. Vi 1079, TB 301/5a). Nhưng ai cũng nhận thấy rằng cuộc chinh nam đã
    làm tổn hại binh lực và thanh danh Tống, mà không đem lại được một lợi
    điểm  nào.  Triều  thần  đều  đổ  lỗi  cho  Ngô  Sung  đã  kìm  hãm  Quách  Quỳ
    không để Quỳ tiến binh mau chóng. Vì vậy Ngô Sung bị bãi chức tể tướng
    (tháng 3, TB 303/la), rồi chẳng bao lâu thì mất (tháng 4).
        Đối với ta, vua Tống tỏ vẻ kính nể. Tháng 9 nhuận năm ấy (1080), tăng
    thêm thực ấp cho vua Lý (TB 309/2a). ở  nước ta, triều đình rất vui vẻ. Sử,
    như VSL, toàn chép những sự tốt lành trong mấy năm liền.  Năm Kỷ Mùi
    1079, được mùa to. Lạng Châu hiến voi trắng; công chúa Thiên Thành là vợ
    Thân  Cảnh Long,  hiến rùa  sáu  mắt ba chân;  "rồng vàng"  hiện luôn luôn.
    Năm Canh Thân 1080, đúc chuông chùa Diên Hữu**' (tức là chùa Một Cột).
    Sương cam lộ xuống. Vua đi xem đánh cá ở Cùng Giang, xem đua thuyền ở
    điện Linh Quang, đi xem gặt ở Ly Nhân, đặt lễ ban yến mùa thu. Người Tàu




      Diên Hữu, nguyên chữ Hán là  ỈẾíế, thường đọc là Diên  Hựu.  Chùa Diên Hựu, dân
    gian thường gọi là chùa Một Cột, là công trình Phật giáo tiêu biểu thời Lý. (BBT).

                                       241
   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236