Page 230 - Lý Thường Kiệt
P. 230

LÝ THƯỜNG KIỆT


              Đối với nước ta tuy có thể nói không được thua gì. Nhưng thật ra, nếu
          ta để Tống tấn công trước, chưa chắc quân ta  đã bảo  toàn  lãnh  thổ  được.
          Vậy cho nên chính sách ngoại giao của Lý gồm ba thời kỳ, là tấn công, cầm
          cự  để  đến  đình  chiến và  điều  đình, có  lẽ  là  con  đường độc  nhất mà  một
          nước nhỏ phải làm, để đối phó với một nước lớn, lăm le muốn nuốt mình.
              Xét lại cuộc tấn công của Lý Thường Kiệt không những là táo bạo, mà ta
          có thể nghĩ đó là vong mạng, dễ dàng đem lại những ảnh hưởng tai hại vô

          cùng cho nước ta. Nhưng sự hành động của ông đã thành công. Ấy vì ông
          đã quan sát tường tận tình hình, quyết định rõ ràng kế hoạch.  Khiến nên,
          trong lịch sử nước ta, có một võ công phi thường, để dấu chân người Đại
          Việt lên đất xưa vua Triệu. Đời sau, không có khi nào người nước ta có dịp
          diễn lại một cuộc tranh hùng như vậy, tuy rằng hình như Nguyễn Huệ có
          lúc  muốn  theo  gương Lý Thường Kiệt,  nhưng vì  chết yểu  nên  sự  không
          thành.
              Không biết câu ca dao:

                                  Nực cười châu chấu đấu xe
                            Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng!
          sinh  ra  đời  nào.  Nhưng nó  có  thể  tóm  tắt,  như hoạt  họa,  khoảng lịch  sử
          oanh liệt này của nước ta. Tuy về vật chất, sự thắng lợi của chính sách Lý
          Thường Kiệt chỉ có tính cách tiêu cực, nhưng về tinh thần, thì trái lại, nó đã
          làm tăng thanh thế nước ta lên nhiều, buộc Chiêm phải sợ và Tống phải nể.
              Đối với Tống, sự thất bại trong chính sách nam thùy có ảnh hưởng rất
          lớn. Như ta đã thấy, ảnh hưởng đầu tiên là cuộc tấn công của Lý Thường
          Kiệt làm cho kẻ chủ mưu Vương An Thạch bị đổ và kéo đổ theo cả một công

          cuộc cách mạng về tư tưởng,  chính  trị,  tài chính và kinh  tế của  hoàn cầu.
          Ánh  hưởng thứ hai là  người  nối An Thạch,  là  Ngô  Sung,  cũng vì  thất bại
          trong cuộc tấn công ta, nên cũng bị gièm pha và đổ.
              Phê bình chung về chính sách Tống ở nam thùy, đã có lời Ngụỵ Thái, em
          vợ Tăng Bố, trong sách Đông hiên bút lục. Thái viết:  "Từ khi bọn Tiêu  Chú
          đến kinh  lược  Quảng Tây, hoặc nói  dối  giá  để  lừa  trên  dưới,  hoặc không


                                            240
   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235