Page 233 - Lý Thường Kiệt
P. 233
KHÁNG TỐNG - ĐÒI ĐẤT
phó sứ Quảng Tây, Ngô Tiềm, sợ người nước ta oán Cảo mà sinh sự, Tiềm
nói; "Gần đây sai ô n Cảo coi Khâm Châu. Tôi trộm nghĩ rằng Giao Chỉ còn
nghiến răng muốn ăn thịt Cảo. Sợ chẳng may, vì thế, chúng sẽ cướp". Vua
Tống vốn không thích Cảo (IX/6), phê: "Cảo vốn tính nhu nhược, mà lại có
hiềm thù với Giao Chỉ. Thật không nên ở chỗ cùng biên can trọng. Vậy sai
viên kiềm hạt Lưu Hy kiêm coi Khâm Châu" (TB 331/21a). Trái lại, Long Đạt,
được bổ coi trại Vĩnh Bình, không chịu nhận chức, vì "đã coi các trại ở Ung
Châu, y từng bị Giao Chỉ giết chết mẹ, vợ, con và em, nay không muốn gặp
mặt chúng". Vua Tống cũng bằng lòng (TB 334/25b).
Xem các việc trên, ta thấy rằng vua Tống tránh những việc tuy rất nhỏ,
nhưng có thể gây sự với nước ta.
7. Đòi Vật Ác, Vật Dương. Lại Đào Tông Nguyên
Sở dĩ Tống dè dặt với nước ta như vậy, là vì bấy giờ Tống còn phải đánh
nhau với quân Hạ ở miền bắc, và vừa bị thua một trận to ở Vĩnh Lạc (tháng
9 năm N. Tu 1082). ở trong địa hạt Quảng Tây, cũng vừa có dân châu An
Hóa nổi loạn. Các quan Tống vào dẹp, bị giết chết (tháng 5, TB 326/20a).
Loạn ấy kéo dài đến cuối năm chưa yên, làm Vua Tống rất lo.
Thấy Tống lâm vào khó khăn, và biết ý Tống Thần Tông không dám
găng với nước ta, Lý Thường Kiệt bắt đầu từ năm Nhâm Tuất 1082 trở lại
chính sách củng cố và mở mang bờ cõi vào các khê động Hữu Giang. Chính
sách dùng hôn nhân để ràng buộc thượng du vẫn được tiếp tục. Tháng 2
năm ấy, vua Lý gả công chúa Khâm Thành cho Hà Di Khánh châu mục Vĩ
Long, ở vùng châu Chiêm Hóa ngày nay (TT và VSL). Thường Kiệt lại mưu
sự lấy lại những đất, tuy thuộc Quảng Nguyên, nhưng đã bị các tù trưởng
đem nộp Tống trước khi có cuộc Tống Lý chiến tranh. Trong nhưng đất ấy,
có hai động lớn, là Vật Dương và Vật Ác.
Các sử sách Tống và Việt đều có chép hai tên đất ấy, nhưng không chi
rõ ở vùng nào. Nay góp nhặt những tham khảo rời rạc, ta có thể nhận ra
rằng hai động ấy ở phía tây bắc Cao Bằng ngày nay.
Từ đời Đường, các động ấy đều thuộc châu Quảng Nguyên, bởi họ
Nùng cai quản.
243